banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

GDTX-CN. Lớp học Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ tại Trường Tiểu học Na Ngua, xã Luân Giói, huyện Điện Biên Đông

Thứ ba - 13/12/2016 19:33
Nằm cách trung tâm huyện Điện Biên Đông chừng 50 km, xã Luân Giói là một trong những xã đặc biệt khó khăn của cả nước nói chung, của huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên nói riêng. Dân số tại xã chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái, đa phần các hộ dân đều là hộ nghèo và hộ cận nghèo, kinh tế còn nhiều khó khăn, tỷ lệ người mù chữ mức độ 2 trong toàn xã chiếm gần 17%.
Ngày đi làm, tối đến lớp học con chữ

Nằm cách trung tâm huyện Điện Biên Đông chừng 50 km, xã Luân Giói là một trong những xã đặc biệt khó khăn của cả nước nói chung, của huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên nói riêng. Dân số tại xã chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái, đa phần các hộ dân đều là hộ nghèo và hộ cận nghèo, kinh tế còn nhiều khó khăn, tỷ lệ người mù chữ mức độ 2 trong toàn xã chiếm gần 17%. 
Ở nơi cái nghèo còn bủa vây, nỗi lo “cơm áo gạo tiền” còn là điều khó khăn trong cuộc sống thì việc được đi học, được biết chữ tưởng chừng như đó là điều “xa vời” với bà con nơi đây. Từ thực tế người dân không biết chữ dẫn đến việc tiếp cận với các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước gặp không ít khó khăn. Đặc biệt, đối với các thủ tục hành chính, do không biết chữ nên bà con trong xã không nắm được các nội dung và thay vì ký chữ thì chỉ biết điểm chỉ vào các biên bản. Chính vì vậy, thực hiện sự chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên, Phòng Giáo dục và Đào tạo Điện Biên Đông, ngay từ đầu năm học nhà trường đã huy động mở 01 lớp, 20 học viên học chương trình giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, đạt 100% so với chỉ tiêu được giao. Lớp học được thực hiện từ ngày 22/8/2016 đến nay và dự kiến kết thúc khóa học vào cuối tháng 12/2016. Để tạo điều kiện cho bà con vừa lao động sản xuất vừa có thể tham gia đầy đủ các buổi học, nhà trường đã linh hoạt tổ chức học vào các buổi tối trong tuần, cả thứ bảy và chủ nhật.


Thầy giáo Khuất Văn Tuyến, trường Tiểu học Na Ngua, Luân Giói giảng dạy Lớp Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ cho bà con trong xã.
 
Khi thực hiện mở lớp, những buổi học đầu tiên đã gặp không ít những khó khăn; từ việc học viên đã có gia đình đến những học viên sau những buổi làm việc vất vả cần được nghỉ ngơi, do đó các học viên đã từ chối đến trường. Trước những khó khăn của bà con nơi đây, Ban giám hiệu nhà trường đã phân công 4 giáo viên có năng lực trong giảng dạy đi vận động từng gia đình, giải thích những lợi ích từ việc biết được cái chữ thì bà con cũng thử đến lớp. Sự nhiệt tình tâm huyết của các thầy cô đã được đền đáp, sau các buổi giảng dạy đã có những chia sẻ, động viên từ phía học viên. Dần dần các học viên thích nghi, người này nói với người kia, nên lớp học nhanh chóng đầy đủ.

Hàng ngày, đều đặn vào lúc 19h bà con trong bản lại í ới gọi nhau, mang sách vở đến trường. Để không chậm giờ tới lớp, cứ đến chập tối là bà con nhanh chóng cơm nước, dọn dẹp rồi cắp sách vở tới lớp để học con chữ. Có nhiều người còn bận con mọn nhưng vẫn muốn tới lớp nên chấp nhận địu con tới lớp học chữ. Khi đến lớp, ai ai cũng chăm chú nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến. Ngoài những tiết học căng thẳng giáo viên còn tổ chức các hoạt động vui chơi, giao lưu văn nghệ cũng như tổ chức các hoạt động ngoại khóa để chia sẻ những kinh nghiệm, những phương pháp học tập giúp học viên hiểu nhanh hơn.


Trò chơi giờ giải lao

 
 “Giờ đi đâu tôi cũng an tâm vì đã biết đọc, viết…”

Nhìn bàn tay chai sần vì cầm cuốc, cầm xẻng của học viên mà thấy sự vất vả, cái nghèo cái khổ. Nhìn học viên vụng về cầm bút nắn nót viết từng nét chữ khiến nhiều người khâm phục ý chí quyết tâm của người dân nơi đây. Trải qua 3 tháng đầu tiên của khóa học đã cho thấy sự tiến bộ rõ rệt. Các học viên rất mạnh dạn, tự tin làm bài và giúp đỡ lẫn nhau.


Học viên học nhóm

 
Chị Lù Thị Ni lớp trưởng phấn khởi cho biết: “Khi mới đi học thầy giáo phân cho em làm lớp trưởng em cũng ngại lắm. Ngại vì học kém, vì tự ti. Nhưng giờ đây dưới sự giúp đỡ dạy bảo của thầy giáo Khuất Văn Tuyến em thấy mình tự tin hơn, biết được nhiều kiến thức hơn. Là lớp trưởng nên em không dám nghỉ buổi học nào, mình là lớp trưởng mình phải gương mẫu". Từ ánh mắt nụ cười của chị cho thấy sự vô tư, thoải mái sau những ngày làm việc vất vả.

Tuy vậy, không ít học viên phải đối mặt với những khó khăn để được đến lớp học chữ. Chuyện của chị Cà Thị Luận (31 tuổi) là trường hợp mà các học viên luôn nhớ mãi, bởi sự cương quyết đến lớp học của chị. Sau khi trường mở lớp, bà con rủ nhau đi học, chị Luận cũng muốn biết chữ nên bàn với chồng cho đi học buổi tối, nhưng chồng chị không ủng hộ bởi cho rằng "già rồi học để làm gì". Nhưng với sự quyết tâm được đi học của chị cùng với sự phân tích động viên từ phía nhà trường, cuối cùng chồng chị cũng đồng ý cho chị được đi học theo nguyện vọng của chị. Bây giờ, khi thấy vợ đi học được biết con chữ, chồng chị thấy vui mừng ra hẳn, không còn phản đối như trước nữa. Đến nay, lớp học đã đi hết 2/3 thời gian khóa học, nhà trường luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các học viên, ai nấy đều vui vì được đi học.

Một số hình ảnh về lớp học sau khi biết chữ  





Tác giả: Lò văn Bình, Trường Tiểu học Na Ngua, Luân Giói, Điện Biên Đông.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập360
  • Máy chủ tìm kiếm80
  • Khách viếng thăm280
  • Hôm nay33,499
  • Tháng hiện tại1,245,256
  • Tổng lượt truy cập70,535,146
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi