banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

Một số kĩ năng tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên mầm non

Thứ tư - 13/03/2019 20:28
Dienbien.edu.vn - Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là một trong những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Bồi dưỡng thường xuyên là hoạt động chuyên môn được quan tâm thực hiện tại các cơ sở giáo dục mầm non. Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả của hoạt động này tại một số đơn vị chưa đạt kết quả như mong đợi. Một trong các nguyên nhân được xác định là do kĩ năng tổ chức tập huấn, bồi dưỡng của một số cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán chưa đem lại hiệu quả cao. Sau đây xin chia sẻ một số kĩ năng tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên được đúc rút từ cuốn tài liệu Thực hành tốt nhất của các tập huấn viên AYD (Best Youth Development).
Bài viết gồm 2 số: Số thứ nhất chúng ta chia sẻ một số kỹ năng về: hoạt động khởi động, quản lý thời gian và kỹ năng hỗ trợ học viên trong quá trình tập huấn.
1. Để tạo không khí thoải mái, vui vẻ cho buổi tập huấn thì thực hiện tốt hoạt động “khởi động” là hết sức cần thiết
Để thực hiện tốt hoạt động này chúng ta nên:
- Chuẩn bị một danh sách các hoạt động khởi động mà bạn đã biết (hoặc viết lên thẻ chỉ dẫn) để sử dụng trong bất kỳ thời điểm nào khi khóa tập huấn bị chững lại hoặc học viên không tập trung tham gia.
- Thận trọng với ranh giới của người khác - mỗi người có mức độ thoải mái khác nhau về mức độ thân mật thể chất và xúc cảm, sự trao đổi về thông tin nghề nghiệp và riêng tư, cũng như việc phát biểu trước đám đông.
- Giới thiệu cho học viên về mục đích của hoạt động khởi động.
- Đảm bảo hoạt động phù hợp với lứa tuổi và giới tính.
- Chú ý đến các giới hạn gần gũi về thể chất của học viên.
- Thực hiện ngắn gọn (dưới 10 phút).
- Đảm bảo hoạt động phù hợp với không gian lớp học.
- Cho học viên được lựa chọn bỏ qua lượt chơi hoặc không tham gia.
- Giảng viên làm gương bằng cách tham gia nhiệt tình (đừng yêu cầu học viên làm những điều mà bản thân bạn không sẵn lòng thực hiện).
- Không sử dụng các hoạt động cần quá nhiều sự khéo léo hoặc phức tạp bởi vì giảng viên sẽ tốn nhiều thời gian cho việc hướng dẫn, chơi nháp… làm giảm đi tính hấp dẫn, vui vẻ của trò chơi.
- Luôn linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức hoạt động khởi động. Một hoạt động có thể điều chỉnh cho phù hợp với quy mô lớp học, các mục tiêu của nội dung tập huấn hay thời lượng của hoạt động.
2. Quản lý thời gian một cách khoa học
- Luôn xây dựng một khoảng “thời gian dự phòng” dành cho những chậm trễ ngoài dự kiến như bắt đầu muộn cần thêm thời gian để giải thích hoặc hỏi đáp.
- Tập dượt một lượt nội dung tập huấn và theo dõi thời gian khi thực hiện.
- Làm gương cho học viên bằng cách đến sớm và bắt đầu đúng giờ.
- Trợ giảng có thể giúp bạn theo dõi thời gian.
- Đảm bảo hoàn thành sớm nội dung và các nội dung chính của buổi tập huấn, tránh vội vàng trong trường hợp thiếu thời gian vào cuối buổi học.

Sinh hoạt chuyên môn của phòng GD&ĐT huyện Nậm Pồ
- Bạn cần linh hoạt - nếu nhận thấy học viên chưa hiểu rõ nội dung nào đó, bạn có thể điều chỉnh kế hoạch giảng dạy để giải thích kỹ càng hơn nội dung đó (một khái niệm chưa rõ ràng hoặc một nội dung thảo luận quan trọng…) sau đó lấy ý kiến học viên để điều chỉnh lại chương trình/kế hoạch/giáo án của buổi tập huấn.
- Hãy đặt một chiếc đồng hồ trên bàn hoặc trên tường để bạn có thể theo dõi thời gian mà không phải nhìn vào đồng hồ đeo tay trong lúc học viên phát biểu.
- Nếu dùng đồng hồ đeo tay, bạn hãy xoay đồng hồ đeo tay về một phía để bạn có thể xem giờ mà không cần xoay cổ tay.
- Ghi chú thời gian vào kịch bản/giáo án tập huấn của bạn (bao gồm thời lượng của mỗi hoạt động và thời gian thực trên đồng hồ).
- Đảm bảo đồng hồ của giảng viên và học viên đồng nhất với nhau. Khi thảo luận về thời gian nghỉ giải lao, thời gian nghỉ trưa hoặc thời gian kết thúc buổi học, đảm bảo rằng bạn nêu rõ thời gian theo đồng hồ treo tường hoặc đồng hồ đeo tay của bạn.
3. Hỗ trợ học viên trong quá trình tập huấn
- Thiết lập các quy định cơ bản ngay từ đầu (ví dụ: thời gian, cách thức học tập, sử dụng điện thoại…), các quy định khác có thể được bổ sung trong suốt quá trình tập huấn.
- Cố gắng không đưa tín ngưỡng/tôn giáo của bạn vào các cuộc thảo luận.
- Cởi mở với các quan điểm và ý tưởng mới (bởi lẽ học viên cũng có kiến thức từ trước) và bạn nên tận dụng điều đó.
- Đặt các câu hỏi khó hoặc các vấn đề không liên quan trực tiếp đến nội dung buổi tập huấn vào mục “danh sách chờ” để thảo luận sau.
- Bạn không cần phải trả lời tất cả các ý kiến. Trong một số trường hợp bạn chỉ cần nói “cảm ơn”.
- Gợi mở để cả lớp cùng tham gia thảo luận những câu hỏi khó. Ví dụ: “Tôi hiểu đây là một tình huống rất khó giải quyết. Đã có ai trong lớp của chúng ta đã từng gặp phải vấn đề này chưa”?
- Biết cách định hướng lại các cuộc thảo luận khi học viên quá sa đà vào những chủ đề không liên quan đến nội dung tập huấn. Ví dụ: Nêu lại câu hỏi khi thấy nội dung thảo luận đi lạc đề tài.
- Nếu học viên tranh luận vòng vo không kết thúc, bạn đừng cố gắng giải quyết mà hãy đưa ra những ý kiến như: “trong khuôn khổ khóa tập huấn này (hoặc chương trình này), chúng ta định nghĩa nó là…” hoặc “đa số các nhà nghiên cứu tán thành với …”.
- Khi học viên không có câu trả lời, hãy cho họ thêm thời gian để xử lý thông tin, sau đó đặt lại câu hỏi theo một cách khác hoặc đưa ra một nhận định và hỏi ý kiến học viên.
- Khi học viên bực bội về nhiệm vụ hoặc tình huống đặt ra, bạn có thể:
+ Ghi nhận cảm xúc của họ (“Điều đó nghe có vẻ bực mình…”)
+ Thú nhận rằng bạn không có giải pháp cho vấn đề (cần nghiên cứu thêm hoặc báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên).
+ Hỏi ý kiến cả lớp
+ Trao đổi với các thành viên trong nhóm vào giờ nghỉ giải lao,... để tìm hiểu cảm nghĩ của họ.
- Nếu một học viên có phản ứng cảm xúc thái quá, bất bình hoặc dường như không muốn tiếp tục - hãy sử dụng thời gian nghỉ giải lao hoặc ăn trưa để trao đổi với học viên đó.
+ Thảo luận với trợ giảng của bạn hoặc các giảng viên khác.
- Hãy thận trọng khi tiếp nhận những thông tin chia sẻ, trải nghiệm của học viên (hãy hỏi ý kiến họ nếu bạn sử dụng thông tin đó).
- Sử dụng kĩ năng lắng nghe tích cực của bạn để không hiểu sai ý của học viên và có thể làm rõ ý kiến của học viên nếu học viên gặp vấn đề về cách diễn đạt.
(Còn nữa)

Tác giả: Trần Thị Thúy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập344
  • Máy chủ tìm kiếm62
  • Khách viếng thăm282
  • Hôm nay45,642
  • Tháng hiện tại1,257,399
  • Tổng lượt truy cập70,547,289
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi