banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

GDTH - Kết quả thực hiện Mô hình trường học mới Việt Nam tại tỉnh Điện Biên, phương hướng và giải pháp thực hiện trong thời gian tới

Thứ ba - 30/01/2018 19:51
Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Điện Biên từ năm học 2012-2013 đối với khối lớp 2-3 tại 290 điểm trường thuộc 68 trường tiểu học trên phạm vi 10 huyện, thị xã, thành phố. Năm học 2015-2016 bắt đầu triển khai ở cấp THCS với tổng số 65 trường 130 lớp 5.900 học sinh, tiếp tục triển khai thực hiện ở khối lớp 7, lớp 8 trong các năm học tiếp theo. Năm học 2017-2018 cấp tiểu học áp dụng Mô hình trường học mới đối với học sinh lớp 2,3,4,5 tại 159/176 trường (90,3%) 1.778 lớp 41.689/51.114 học sinh (80,0%) tăng 1,4% so với năm học 2016-2017. Cấp THCS có 65/130 trường (50%) 577 lớp 18.029 học sinh, trong đó: khối 6 có 196 lớp 6.255 học sinh, khối 7 có 190 lớp 5.903 học sinh, khối 8 có 192 lớp 5.871 học sinh).
Sau 6 năm triển khai thực hiện Mô hình trường học mới, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cấp tiểu học và THCS của tỉnh đã có được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, sau khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo bồi dưỡng trực tiếp trong thời gian 05 ngày/năm về phương pháp tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo yêu cầu của Mô hình trường học mới. Trong quá trình giảng dạy đa số các giáo viên đều tổ chức hoạt động học cho học sinh khá linh hoạt theo định hướng của tài liệu hướng dẫn học các môn học, giáo viên được chủ động điều chỉnh tiến độ bài dạy theo trình độ nhận thức của nhóm học sinh, phát huy tối đa kinh nghiệm và vốn kiến thức học sinh đã có để tham gia vào các bước của quá trình học tập.
 
1
Phòng thư viện trường TH Hà Nội – Điện Biên Phủ
 
Giảng dạy theo Mô hình trường học mới (VNEN) giáo viên thường xuyên phải theo dõi, quan sát hoạt động của các nhóm học sinh, hướng dẫn cụ thể chi tiết tới từng học sinh đặc biệt là những học sinh nhận thức chậm, năng lực hạn chế. Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết coi trọng sự tiến bộ của từng cá nhân, biết động viên, khuyến khích kịp thời tạo hứng thú cho học sinh ngay từ phần khởi động, phát huy năng khiếu cá nhân, tạo cơ hội cho học sinh thể hiện khả năng của mình trước nhóm, trước lớp.

Học sinh học theo Mô hình VNEN được giáo viên hướng dẫn cách tìm hiểu bài mới trên cơ sở những kiến thức, kĩ năng đã biết, thông qua tổ chức các hoạt động học tập (hoạt động cơ bản, hoạt động thực hành, hoạt động ứng dụng). Học sinh học tập theo các hình thức (học cá nhân, cặp đôi, học nhóm, trình bày nhận biết trước lớp, tương tác trao đổi với giáo viên). Học sinh được phân nhóm theo trình độ nhận thức nên không bị áp lực về thời gian phải hoàn thành nội dung của bài học giáo viên giao. Phương pháp thuyết trình, đọc chép rất ít khi được giáo viên sử dụng. Học tập theo Mô hình VNEN các em học sinh nhất là học sinh dân tộc thiểu số đã mạnh dạn tự tin lên nhiều trong giao tiếp, khả năng tự học và hợp tác nhóm của các em bước đầu có sự chuyển biến theo hướng tích cực.
2
Học sinh lớp 3 trường Tiểu học Mường Thín, Tuần Giáo
 
Phương hướng thực hiện Mô hình VNEN trong thời gian tới

- Quy mô: Đối với cấp tiểu học duy trì và nâng cao hiệu quả tại các lớp có đủ điều kiện về CSVC và đội ngũ giáo viên, áp dụng các thành tố tích cực của Mô hình VNEN vào các lớp đang dạy học theo phương pháp truyền thống.

Đối với cấp THCS giữ nguyên quy mô thí điểm là 65 trường tại 10 huyện, thị xã thành phố; những học sinh được học lớp 6 sẽ tiếp tục được học đến hết lớp 9 theo mô hình THM. Triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo về mô hình trường học mới.

- Tiếp tục tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh, các tổ chức xã hội về tính ưu việt của mô hình trường học mới.

- Chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch triển khai năm học 2018-2019, thông báo rộng rãi về chủ trương tuyển sinh vào lớp 6 THM, nhất là đối với học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học theo mô hình VNEN, trên nguyên tắc đảm bảo quy chế tuyển sinh và sự tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh.

- Chỉ đạo các trường chuẩn bị tốt các điều kiện về giáo viên và cơ sở vật chất triển khai THM năm học 2018-2019. Các trường tích cực cập nhật các thông tin, tài liệu tham khảo về mô hình THM

- Xây dựng kế hoạch tập huấn giáo viên tham gia thực hiện mô hình THM một cách khoa học, phù hợp với các nội dung văn bản hướng dẫn và tình hình thực tế tại các cơ sở. Chọn cử đội ngũ cốt cán tham gia các lớp tập huấn về THM do Bộ, Sở Giáo dục – Đào tạo tổ chức.

- Tổ chức các hoạt động giao lưu, học tập trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên trong huyện, trong tỉnh và tỉnh bạn về Mô hình trường học mới Việt Nam.

- Thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin về hoạt động và hiệu quả của Mô hình trường học mới Việt Nam đối với các cấp quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên toàn ngành và phụ huynh học sinh.

 
3
Sở Giáo dục và Đào tạo tập huấn về Trường học mới cho giáo viên THCS

Giải pháp thực hiện

- Giao quyền chủ động cho các trường Tiểu học, THCS xây dựng và thực hiện phân phối chương trình với khung thời gian 35 tuần, bố trí dạy rải trong 37 tuần thực học. Các trường THCS cần bám sát khung chương trình của Bộ về môn học và các phân môn để xây dựng phân phối chương trình phù hợp thực tế đối tượng học sinh trường mình.

- Không vận dụng máy móc mô hình trường học VNEN cấp tiểu học do sự khác biệt về tâm lý lứa tuổi và những yêu cầu cao hơn cũng như tính chuyên sâu hơn về kiến thức, kỹ năng, năng lực. Để nâng cao hiệu quả tiết học, yêu cầu giáo viên sử dụng linh hoạt những phương pháp dạy học và các kỹ thuật dạy học tích cực. Trong số kỹ thuật dạy học tích cực đó, có kỹ thuật dạy học theo nhóm. Do vậy không được quan niệm THM THCS là kiểu trường dạy học theo nhóm. Nếu lớp đông, có thể bố trí học sinh ngồi theo cách thông thường, khi tổ chức kỹ thuật dạy học theo nhóm (nhóm 4 học sinh là tốt nhất, hoặc 2, hoặc 6,..; không được bố trí nhóm 8 học sinh) thì bố trí nhóm gồm những học sinh ngồi cạnh nhau, dãy liền trên, dưới làm nhóm học tập.

- Tăng cường sinh hoạt cụm chuyên môn tại các huyện thị xá, thành phố;

- Bộ phận thường trực cấp tỉnh, cấp huyện tăng cường kiểm tra, dự giờ, sinh hoạt chuyên môn, tư vấn chuyên môn tại cơ sở.

Trên đây là tham luận về kết quả thực hiện có hiệu quả Mô hình trường học mới Việt Nam tại tỉnh Điện Biên đến năm học 2017-2018 và phương hướng, giải pháp thực hiện trong thời gian tới của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên.

Tác giả: Đào Thái Lai – Trưởng phòng GDTH

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,144
  • Máy chủ tìm kiếm44
  • Khách viếng thăm2,100
  • Hôm nay298,297
  • Tháng hiện tại2,766,792
  • Tổng lượt truy cập73,476,172
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi