banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

GDTH – Khai mạc các lớp Bồi dưỡng cốt cán cấp mầm non, tiểu học hè 2017

Thứ tư - 19/07/2017 21:55
Sáng 19/7 tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Khai mạc các lớp Bồi dưỡng cốt cán cấp mầm non, tiểu học hè 2017. Tham dự Lễ khai mạc có đồng chí Lò Thị Thời – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo phòng Giáo dục Mầm non, Giáo dục Tiểu học, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh; các đồng chí giảng viên, cán bộ quản lý, giáo viên tham gia bồi dưỡng cốt cán cấp mầm non, tiểu học hè năm 2017.
Trong những năm qua, giáo dục Điện Biên nói chung, giáo dục cấp Mầm non, Tiểu học nói riêng luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể; các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ổn định, cơ bản đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ từng bước được nâng cao đã góp phần đưa giáo dục giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học của tỉnh có những bước phát triển vững chắc, đóng góp tích cực vào quá trình phấn đấu nâng cao chất lượng giáo chung của toàn Ngành.
1
Năm học 2016 – 2017, cấp học Mầm non của tỉnh có tổng số: 172 trường với 2.253 nhóm lớp, tổng số trẻ huy động được là 52.655 trẻ. Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 24%; trẻ mẫu giáo đạt 97,6%; riêng trẻ 5 tuổi tỷ lệ huy động đạt 99,6% (tăng 150 nhóm/lớp; tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ tăng 6,1%, trẻ mẫu giáo tăng 1,6% so với năm học 2015-2016). 100%  trẻ mầm non được học 2 buổi/ngày. Các đơn vị tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các chỉ số đạt chuẩn PCGDMNTNT theo quy định. 85/172 trường mầm non được công nhận đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 49,4% (tăng 20 trường so với năm học trước); 89/172 trường mầm non được đánh giá ngoài đạt từ cấp độ 1 trở lên, tỷ lệ 51,7% (tăng 15 trường so với năm học trước).

Cấp Tiểu học đã huy động 99,9% trẻ 6 tuổi vào lớp 1. Duy trì 130/130 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1; 128 đơn vị xã, phường đạt chuẩn phổ cập mức độ 2; 01 đơn vị được công nhận đạt chuẩn Phổ cập GDTH mức độ 3; có 105/176 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, tỉ lệ 59,7% (trong đó số trường đạt chuẩn mức độ 1 là 83/105, trường đạt chuẩn mức độ 2 là 22/105) tăng 6 trường so với cuối năm học năm học 2015 - 2016. Tổng số trường dạy 2 buổi/ ngày: 176 trường, 2.996 lớp, 63.213 học sinh (đạt 96,5%). Năm học 2016-2017 có 136 trường dạy học Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục với 376 lớp 8.097/13.658 học sinh (59,2%), tăng 71 trường, 182 lớp, 4.385 học sinh so với năm học 2015-2016. Số học sinh lớp 3,4,5 học Tin học đạt 918 lớp, 22.477 học sinh (55,3%), tăng 414 lớp 3629 học sinh so với năm học 2015-2016. Trong năm vừa qua tiếp tục chỉ đạo dạy học theo tài liệu Dự án Mô hình trường học mới VNEN. Tăng cường đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/TT/BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, đồng chí Lò Thị Thời – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao những kết quả cấp học Mầm non, Tiểu học đã đạt được, đặc biệt trong việc triển khai thực hiện các Chương trình, mô hình đổi mới giáo dục, huy động học sinh đến trường, đưa học sinh lớp 3,4,5 từ điểm trường về học tại các trường trung tâm có chất lượng học tập và điều kiện sinh hoạt tốt hơn; công tác phổ cập giáo dục, xây dựng trường mần non, tiểu học đạt chuẩn quốc gia; việc huy động các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, sách giáo khoa phục vụ giảng dạy học tập của giáo viên và học sinh,... Đồng chí Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cũng chỉ ra những thách thức mà giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học cần phải vượt qua trong thời gian tới như:  Việc huy động trẻ thuộc độ tuổi nhà trẻ tại các xã vùng cao ra lớp còn gặp nhiều khó khăn; việc tổ chức hoạt động khám phá và trải nghiệm cũng như giáo dục kĩ năng xã hội để trẻ 5 tuổi chuẩn bị vào lớp 1 còn hạn chế; tỷ lệ học sinh học tiếng Anh bắt buộc theo Đề án Ngoại ngữ 2020 còn thấp; công tác ra đề kiểm tra đánh giá mới chú trọng mức độ đạt kiến thức, kỹ năng theo mục tiêu của CTGD mà chưa chú trọng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Việc vận dụng các KT, KN đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống của HS còn hạn chế; khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt còn hạn chế, chưa chủ động, tích cực tham gia các hoạt động tập thể. Đây là những khó khăn mà trong năm học tới cần sự nỗ lực của các cấp quản lý và đội ngũ giáo viên toàn ngành, nhất là các thầy cô tham gia bồi dưỡng cốt cán hè lần này.

Năm học 2017-2018 có vị trí đặc biệt quan trọng, là năm học thứ hai triển thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Đây cũng là năm học có tính chất bản lề chuẩn bị cho việc triển khai áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới theo tinh thần Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội. Yêu cầu tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đòi hỏi mỗi nhà giáo, CBQL giáo dục phải không ngừng nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp và năng lực dạy học để đáp ứng yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ giáo dục trong tình hình mới.

Tin rằng với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ngành, sự tạo điều kiện và phối hợp của Trung tâm GDTX tỉnh, sự cố gắng của đội ngũ giảng viên cùng với  thái độ nghiêm túc học tập của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán, các lớp bồi dưỡng hè của chúng ta sẽ đạt kết quả tốt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của tỉnh trong năm học tới.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,124
  • Máy chủ tìm kiếm28
  • Khách viếng thăm2,096
  • Hôm nay513,302
  • Tháng hiện tại2,402,428
  • Tổng lượt truy cập73,111,808
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi