banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

CĐN-Công đoàn với hoạt động xây dựng đời sống văn hóa trong CNVCLĐ

Thứ ba - 28/10/2014 21:49
Đời sống văn hóa cơ sở là toàn bộ các sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư diễn ra xung quanh một không gian địa lý nhất định gắn liền với các thiết chế văn hóa và cơ sở vật chất dành cho hoạt động văn hóa thường xuyên, ổn định của cộng đồng.
Đời sống văn hóa không chỉ bao gồm các sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư mà bao gồm cả cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết chế văn hóa như hệ thống bảo tàng, thư viện, câu lạc bộ, nhà văn hóa, trung tâm giáo dục cộng đồng, trường học, sân thể thao, trung tâm giải trí công cộng..., bao gồm rất nhiều các tiểu văn hóa của các bộ phận xã hội dân cư khác nhau như văn hóa gia đình, văn hóa dòng họ, văn hóa làng bản, văn hóa đô thị, văn hóa nông thôn, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công sở, văn hóa học đường, văn hóa bệnh viện, văn hóa công cộng, văn hóa giao thông...

Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là xây dựng một mạng lưới thiết chế văn hóa bao gồm: nhà văn hóa, câu lạc bộ, thư viện, nhà truyền thống, trường học, trạm y tế, sân vận động,... tạo nên cảnh quan văn hóa mới, góp phần mở mang dân trí, bồi dưỡng đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển nhân cách, hình thành lối sống và nếp sống mới.

Công nhân, viên chức, lao động là lực lượng đi đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là lực lượng nòng cốt của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đời sống văn hóa cơ sở trong công nhân, viên chức, lao động là các sinh hoạt văn hóa của công nhân, viên chức, lao động gắn liền với địa bàn cư trú, làm việc, nghỉ ngơi và giải trí cùng với hệ thống các thiết chế văn hóa và dịch vụ ổn định. Đời sống văn hóa trong công nhân, viên chức, lao động bao gồm các nhân tố cơ bản như: nhà ở, việc làm và thu nhập ổn định từ lương và các khoản thu nhập khác; cơ sở vật chất cho sinh hoạt văn hóa cá nhân và gia đình (xe máy, ti vi, điện thoại, video...); các thiết chế văn hóa - xã hội cho sinh hoạt văn hóa cộng đồng như trường học, thư viện, sân thể thao, nhà văn hóa, câu lạc bộ...; hệ thống các dịch vụ văn hóa - giải trí công cộng như quầy bán sách báo, cửa hàng băng đĩa hình, đĩa nhạc, internet...; môi trường cảnh quan khu cư trú như cảnh quan tự nhiên, môi trường sinh thái.

Xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở là một chủ trương lớn mà nhiều Đại hội của Đảng đã chỉ rõ: " Phải đưa văn hoá thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của nhân dân. Đặc biệt chú trọng xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, bảo đảm mỗi nhà máy, công trường, mỗi cơ quan, trường học, bệnh viện đều có đời sống văn hoá ".       

Quán triệt quan điểm của Đảng, trong những năm qua, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã có những biện pháp chỉ đạo tích cực phong trào xây dựng đời sống văn hoá cơ sở trong công nhân, viên chức, lao động. Trình độ dân trí, mức hưởng thụ văn hoá của công nhân viên chức, lao động được cải thiện tốt hơn, tạo môi trường lành mạnh, đẩy lùi tệ nạn xã hội, từng bước góp phần nâng cao đời sống văn hoá ở các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.  

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xây dựng đời sống văn hóa trong CNVCLĐ vẫn còn những yếu kém, bất cập: Việc đầu tư chỉ đạo về cơ sở vật chất cho phong trào xây dựng đời sống văn hóa, việc xây dựng đời sống văn hóa trong công nhân, viên chức, lao động có nơi, có lúc còn hình thức, chưa đi vào chiều sâu, chất lượng chưa cao; cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trong công nhân, viên chức, lao động còn nghèo nàn và thiếu thốn; những tiêu cực xã hội và tệ nạn xã hội trong công nhân, viên chức, lao động còn diễn biến phức tạp, chưa được ngăn chặn kịp thời; đội ngũ cán bộ quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa trong công nhân, viên chức, lao động còn thiếu, năng lực trình độ, nghiệp vụ còn yếu.

Để phong trào xây dựng đời sống văn hoá trong CNVCLĐ thực sự đi vào chiều sâu, mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong thời gian tới, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các cấp công đoàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong CNVCLĐ về ý thức, tầm quan trọng của hoạt động xây dựng đời sống văn hoá cơ sở gắn với nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tập trung phổ biến cho công nhân, viên chức và lao động hiểu rõ nội dung và nhiệm vụ quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của người lao động và người quản lý sử dụng lao động trong việc xây dựng đời sống văn hóa của cộng đồng với những nội dung chủ yếu sau: 

+ Thứ nhất, chủ động tham gia cùng chính quyền và chuyên môn đồng cấp xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa thể thao và bộ máy làm công tác văn hoá cơ sở.

Tích cực đầu tư xây dựng và trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị: nhà văn hoá, cung văn hoá lao động, thư viện, phòng đọc, nhà thi đấu, nhà ăn tập thể, khu vui chơi, khuôn viên văn hoá, trường học, nhà trẻ, dịch vụ thương mại... cho CNVCLĐ; Đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn có chuyên môn nghiệp vụ về tổ chức các hoạt động văn hoá thể thao trong CNVCLĐ; Phát huy vai trò của các Trung tâm văn hoá thể thao các cấp ở địa phương vừa phục vụ quần chúng nhân dân, vừa phục vụ CNVCLĐ. Gắn xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao với xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng khu dân cư, khu công nghiệp: giao thông, điện, nước, thông tin…; Xây dựng bộ máy quản lý và đội ngũ công chức, nhân viên tham gia các hoạt động văn hóa của cộng đồng. Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất và kinh phí, chính sách đãi ngộ cho cán bộ công đoàn và CNVCLĐ tham gia hoạt động văn hoá thể thao. 

+ Thứ hai, xây dựng khu tập thể công nhân viên chức lao động văn minh 

Xây dựng khu tập thể công nhân viên chức lao động văn minh góp phần xây dựng môi trường văn hóa tinh thần lành mạnh ở các cộng đồng dân cư, nơi công nhân, viên chức lao động lưu trú với các nội dung: Thực hiện xây dựng gia đình công nhân, viên chức và lao động mẫu mực; Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, việc lễ hội; Tham gia xây dựng tổ dân phố, khu dân cư tiên tiến; Giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội; Giữ vệ sinh sạch đẹp, bảo vệ môi trường; Tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, sinh hoạt cộng đồng dân cư; Phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. 

+ Thứ ba, xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp lành mạnh với các nội dung chủ yếu như:  Xây dựng nếp sống văn minh, kỷ cương, pháp luật;  Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp, công nhân viên chức, lao động lành nghề; Xây dựng, giữ vững thương hiệu, sản phẩm; đảm bảo cạnh tranh lành mạnh; Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; Xây dựng môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp - an toàn, bảo vệ môi trường sinh thái; Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật khang trang, hiện đại. 

+ Thứ tư, xây dựng phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao.

Xây dựng phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng; phát triển các câu lạc bộ sở thích trong công nhân, viên chức, lao động; thu hút công nhân, viên chức, lao động tham gia các hoạt động văn hóa - giáo dục, nâng cao trình độ văn hóa chung như giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, tiền hôn nhân, thể dục thẩm mỹ, câu lạc bộ văn nghệ, tham gia sáng tác và biểu diễn nghệ thuật quần chúng, phát triển phong trào bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, quần vợt... Thực hiện tốt phong trào "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" trong công nhân, viên chức, lao động. 

+ Thứ năm, cải thiện đời sống vật chất, tạo điều kiện để công nhân, viên chức, lao động tham gia xây dựng đời sống văn hóa. 

Đảm bảo tiền lương và thu nhập thực tế của công nhân, viên chức, lao động tương xứng với đóng góp của công nhân, viên chức, lao động và mức tăng lợi nhuận của doanh nghiệp; thực hiện nghiêm túc các chính sách, pháp luật về lao động, bảo hiểm và an sinh xã hội, khai thác các nguồn lực để phát triển nhanh quỹ nhà ở cho công nhân, viên chức, lao động, trước hết là công nhân, viên chức, lao động nhập cư và những người có thu nhập thấp. Xây dựng các quỹ hỗ trợ từ thiện và phòng chống rủi ro cho công nhân, viên chức, lao động. 

Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở trong CNVCLĐ phải cụ thể bằng xây dựng một mạng lưới thiết chế văn hoá xã hội, tạo nên một cảnh quan môi trường văn hoá dân tộc, hiện đại. Đây chính là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của các tổ chức chính trị xã hội. 

Giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cũng là lực lượng đi đầu trong việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở , góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh./. 

Nguồn tin: Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,149
  • Máy chủ tìm kiếm38
  • Khách viếng thăm2,111
  • Hôm nay267,295
  • Tháng hiện tại2,156,421
  • Tổng lượt truy cập72,865,801
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi