banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

GDMN - Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Thứ năm - 16/06/2016 21:29
dienbien.edu.vn - Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” vừa được Thủ tướng Chính phủ được ban hành theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg và có hiệu lực thi hành từ ngày 02 tháng 6 năm 2016.

Bộ GD&ĐT kiểm tra công tác thực hiện Đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2015” tại Điện Biên

 
Đề án được áp dụng tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học có trẻ em, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số thuộc 42 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Điện Biên là một trong 42 tỉnh, thành phố sẽ triển khai thực hiện Đề án này.

Đề án phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 35% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi nhà trẻ và 90% trẻ em người DTTS trong độ tuổi mẫu giáo; trong đó, 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi;

Đến năm 2025, có ít nhất 50% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ em người DTTS trong độ tuổi mẫu giáo; trong đó, 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi;

Hằng năm, 100% học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số được tập trung tăng cường tiếng Việt.


Giờ học tiếng Việt của trẻ mẫu giáo

 
Để triển khai thực hiện hiệu quả, Đề án triển khai thực hiện đồng bộ 05 nhóm nhiệm vụ và giải pháp:

Một là: Đẩy mạnh công tác truyền thông;

Hai là: Tăng cường học liệu, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; xây dựng môi trường tiếng Việt;

Ba là: Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học có trẻ em người dân tộc thiểu số, bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ cho trẻ em người dân tộc thiểu số;

Bốn là: Nghiên cứu xây dựng và thực hiện một số chính sách đặc thù đối với đội ngũ giáo viên tham gia tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số;

Năm là: Tăng cường công tác xã hội hóa và hợp tác quốc tế.

Đây là điều kiện để các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học tập trung tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non người dân tộc thiểu số, bảo đảm trẻ có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề để trẻ học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,128
  • Máy chủ tìm kiếm25
  • Khách viếng thăm2,103
  • Hôm nay474,756
  • Tháng hiện tại2,943,251
  • Tổng lượt truy cập73,652,631
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi