banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

GDMN- Hội thảo “ Giải pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số”

Thứ ba - 27/05/2014 04:41
Dienbien.edu.vn - Ngày 23/5/2014, Hội thảo “Giải pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số” do Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức tại thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Dienbien.edu.vn - Ngày 23/5/2014, Hội thảo “Giải pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số” do Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức tại thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Tiến sĩ Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT chủ trì hội thảo. Cùng dự hội thảo có bà Nguyễn Thị Mỹ Trinh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Mầm non- Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; bà nguyễn Thị Hiếu - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non - Bộ GD&ĐT; ông Nguyễn Duy Hoàng - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La; Chuyên viên vụ Giáo dục Mầm non, Vụ Giáo dục Dân tộc, Bộ GD&ĐT; Đại biểu các sở GD&ĐT 12 tỉnh miền núi phía Bắc.


Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại hội thảo

Báo cáo Trung tâm của hội thảo khẳng định: Trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS) khi bắt đầu đến trường gặp rất nhiều khó khăn nếu không được chuẩn bị tiếng Việt. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng trẻ lưu ban, bỏ học ở các cấp học, ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục phổ thông nói chung. Vì thế việc tăng cường tiếng Việt trở thành nhiệm vụ quan trọng số một đối với trẻ DTTS ở cấp học Mầm non.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, Bộ GD&ĐT chỉ đạo sát sao việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục mầm non, đặc biệt chú trọng chỉ đạo “Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ vùng DTTS” cho các độ tuổi mẫu giáo.

Tại hội thảo, đại biểu 12 Sở GD&ĐT các tỉnh miền núi phía Bắc đã đưa ra nhiều ý kiến về những khó khăn của các địa phương trong việc chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ DTTS như: giáo viên (GV) bất đồng ngôn ngữ, GV người Kinh không hiểu phong tục tập quán, không biết tiếng dân tộc của trẻ, trẻ ra lớp ở các độ tuổi khác nhau, trong lớp có nhiều dân tộc khác nhau, môi trường tiếng Việt còn nhiều hạn chế...  Một số GV chưa thực sự nắm được phương pháp chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ, một số GV địa phương phát âm tiếng Việt chưa chuẩn. Cơ sở vật chất phòng học, trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn...


 
Phần thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm tại hội thảo diễn ra khá sôi nổi với nhiều ý kiến của cán bộ quản lý cấp Sở, Phòng GD&ĐT, cấp trường và giáo viên trực tiếp giảng dạy. Giải pháp được các đại biểu đưa ra nhằm vào các vấn đề: Thực hiện bước sàng lọc trẻ trước khi ra lớp để phân loại độ tuổi, dân tộc, khả năng tiếng Việt của trẻ. Với những lớp có nhiều học sinh DTTS, có thể nhờ các trưởng bản, già làng sưu tập một số từ vựng, phiên âm tiếng dân tộc và dịch ra tiếng Việt để các cô tự học. Tăng cường việc dạy tiếng dân tộc cho giáo viên, đồng thời sử dụng trợ giảng người dân tộc, thậm chí cả học sinh dân tộc các lớp trên; Chọn con em dân tộc cử đi đào tạo để về giảng dạy tại địa phương; Tích cực sinh hoạt chuyên môn chuyên đề trao đổi kinh nghiệm về phương pháp dạy tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS. Thực hiện tốt các chế độ chính sách hỗ trợ trẻ nhằm đảm bảo trẻ đi học chuyên cần, tổ chức bán trú, học 2 buổi/ ngày.

Phát biểu kết luận Hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho rằng: Công tác chuẩn bị tiếng Việt đang được chú ý đúng mức. Các địa phương đã có nhiều cố gắng nỗ lực và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo và phối kết hợp với các ngành chức năng tăng cường nghiên cứu biên soạn các loại sách tham khảo, tài liệu, học liệu gần gũi, phù hợp với trẻ DTTS; Thường xuyên tập huấn, bồ dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp cho GV dạy trẻ DTTS; Đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng trường chuẩn quốc gia tại các vùng đồng bào DTTS, vùng núi cao, nơi có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn; Ưu tiên nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ cho vùng DTTS; Tham mưu chính sách ưu đãi GV dạy vùng DTTS đặc biệt khó khăn. Đồng thời Thứ trưởng cũng đề nghị các địa phương giao lưu học tập các tỉnh bạn để đưa ra các giải pháp phù hợp; phối hợp các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS./. 

Tác giả: Trần Thị Tố Uyên- Phòng GDMN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập436
  • Máy chủ tìm kiếm163
  • Khách viếng thăm273
  • Hôm nay45,293
  • Tháng hiện tại3,310,146
  • Tổng lượt truy cập74,019,526
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi