banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

GDMN - Phân hạng giáo viên mầm non- đã có Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non

Thứ ba - 12/07/2016 04:24
dienbien.edu.vn - Theo quy định tại Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội ban hành ngày 14/9/2015, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2015, quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non: Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non trong các trường mầm non công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 3 hạng: Giáo viên mầm non hạng II mã số V.07.02.04; giáo viên mầm non hạng III mã số V.07.02.05; giáo viên mầm non hạng IV mã số V.07.02.06.

 
Theo Thông tư, giáo viên mầm non hạng IV có nhiệm vụ: Bảo vệ an toàn tuyệt đối sức khỏe, tính mạng của trẻ trong thời gian trẻ ở nhóm (lớp) được phân công phụ trách; trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở nhóm, lớp được phân công phụ trách; thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng, giáo viên cần có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non trở lên; có trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Đối với giáo viên mầm non hạng III, ngoài những nhiệm vụ của giáo viên mầm non hạng IV, giáo viên mầm non hạng III còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Làm báo cáo viên hoặc dạy minh họa tại các lớp bồi dưỡng giáo viên mầm non cấp trường trở lên; hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện chương trình và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; tham gia ban giám khảo các hội thi, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm của cấp học Mầm non cấp trường trở lên... Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng là có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non trở lên; có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định; có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên mầm non hạng III.

Đối với giáo viên mầm non hạng II, ngoài những nhiệm vụ của giáo viên mầm non hạng III, giáo viên mầm non hạng II còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Tham gia biên tập hoặc biên soạn nội dung tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non cấp huyện trở lên; tham gia bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên cấp trường trở lên. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng là có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non trở lên; có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định; có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên mầm non hạng II.
 

Tổ chức ăn trưa cho trẻ tại điểm trường của trường Mầm non Mường Báng số 2 huyện Tủa Chùa

 
Thông tư cũng quy định rõ cách xếp lương giáo viên mầm non. Theo đó, chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98); chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89); chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng IV được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06).

Ngày 28/6/2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có các Quyết định số 2186, 2188, 2189/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non các hạng II, III, IV. Theo đó, chương trình bồi dưỡng cho mỗi hạng có thời lượng trong 6 tuần với 240 tiết, gồm 3 phần cơ bản:

Phần I: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung;

Phần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp;

Phần III: Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch.

Căn cứ vào Chương trình bồi dưỡng đã ban hành, các cơ sở được giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo trước khi tổ chức lớp học./.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập343
  • Máy chủ tìm kiếm69
  • Khách viếng thăm274
  • Hôm nay53,548
  • Tháng hiện tại3,318,401
  • Tổng lượt truy cập74,027,781
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi