banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

GDTrH- Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015 - 2025”

Thứ ba - 06/10/2015 03:49
Dienbien.edu.vn- Ngày 29/9/2015, Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân tỉnh Điện Biên đã phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015 – 2025”.
Đề án được thực hiện nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật, chuyển đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào dân tộc thiểu số góp phần giảm thiếu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số và 100% cán bộ làm công tác dân tộc các cấp, cán bộ văn hóa – xã hội xã được tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng vận động, tư vấn, truyền thông thay đổi hành vi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số vào năm 2025.

Mục tiêu chung của Đề án là phấn đấu đến năm 2025 cơ bản ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số. Mục tiêu cụ thể gồm: Nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật, chuyển đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào dân tộc thiểu số góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số; trên 100% cán bộ làm công tác dân tộc các cấp, cán bộ văn hóa – xã hội xã được tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng vận động, tư vấn, truyền thông thay đổi hành vi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại các xã. Phấn đấu đến năm 2025 không còn nạn tảo hôn và giảm tối thiểu kết hôn cận huyết thống.

Đề án đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp để đạt được mục tiêu trên gồm: Biên soạn, cung cấp tài liệu, sản phẩm truyền thông; tài liệu tập huấn về kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình trong vùng dân tộc thiểu số. Đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động, thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, giao lưu văn hóa, lễ hội nhằm tuyên truyền hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số; Tăng cường các hoạt động tư vấn, can thiệp, nghiên cứu, ứng dụng, triển khai nhân rộng các mô hình, bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước phù hợp nhằm thay đổi hành vi, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng nhằm thực hiện ngăn ngừa, giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số; Nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác dân tộc tham gia thực hiện Đề án; Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, già làng, trưởng bản, người có uy tín tại các huyện, xã, bản tham gia tuyên truyền, vận động đồng bào xóa bỏ những hủ tục lạc hậu và phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; Tăng cường hợp tác quốc tế, huy động nguồn viện trợ và các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện Đề án.

Kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước hiện hành và nguồn kinh phí viện trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Chủ tịch UBND tỉnh  giao: Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm  - Chủ trì tổ chức, hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015 – 2025”. Theo dõi, tổng hợp, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc tổ chức thực hiện Đề án, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Đề án theo quy định; Sở Y tế thực hiện lồng ghép các hoạt động tư vấn, can thiệp y tế trong các chương trình, đề án được phê duyệt nhằm giảm thiểu tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để thực hiện các mục tiêu của Đề án; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc đưa các quy định về phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong các thiết chế văn hóa, xây dựng hương ước, quy ước, tiêu chuẩn bản làng văn hóa, gia đình văn hóa vùng dân tộc thiểu số để thực hiện các mục tiêu của Đề án; Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc chỉ đạo các cơ quan báo chí đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục, chuyển đổi hành vi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số để thực hiện các mục tiêu của Đề án; đề nghị Mặt trận Tổ quốc tỉnh Điện Biên, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Điện Biên, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Điện Biên và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền lồng ghép các hoạt động trong các chương trình, kế hoạch của ngành để thực hiện Đề án…

 

Tác giả: Đoàn Trần Hiệp- Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,199
  • Máy chủ tìm kiếm31
  • Khách viếng thăm2,168
  • Hôm nay481,624
  • Tháng hiện tại2,370,750
  • Tổng lượt truy cập73,080,130
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi