banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

DienBien.edu.vn- GDTH số 01: Đánh giá học sinh Tiểu học theo Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN).

Thứ hai - 17/02/2014 22:16
Thực hiện chủ trương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn triển khai thí điểm đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo Mô hình trường học mới Việt Nam. Để các nhà trường và cán bộ quản lý giáo dục năm được những vấn đề Bộ triển khai Ban quản lý Dự án VNEN giới thiệu một số nội dung đánh giá học sinh Tiểu học theo Mô hình trường học mới Việt Nam (GPE-VNEN)
Hoạt động đánh giá học sinh được hiểu là những hoạt động quan sát, kiểm tra quá trình và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh để có những nhận định định tính và định lượng nhằm: Giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học/giáo dục; Kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và những khó khăn không thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; Đưa ra nhận định đúng từng kết quả đạt được, những ưu điểm nổi bật và những hạn chế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. Học sinh có khả năng tham gia đánh giá, tự đánh giá, rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh, bồi dưỡng hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ hơn. Cha mẹ học sinh, cộng đồng quan tâm và biết tham gia đánh giá quá trình học tập, rèn luyện; Quá trình hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của con em mình; Tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, phương pháp dạy học/giáo dục, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.


Học sinh trường tiểu học Yên Cang- huyện Điện Biên đang tự tổ chức hoạt động học tập

Nguyên tắc đánh giá. Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của các em; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan và toàn diện. Đánh giá những biểu hiện phẩm chất và năng lực của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học; đánh giá dựa trên thái độ, hành vi, kết quả về kiến thức, kĩ năng và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của học sinh; áp dụng các kĩ thuật đánh giá phù hợp với đặc điểm tổ chức lớp học, quá trình hoạt động dạy học/giáo dục trong VNEN. Kết hợp đánh giá của giáo viên, các đoàn thể, tổ chức trong và ngoài nhà trường, cha mẹ học sinh và tự đánh giá của học sinh. Trong đó, đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất. Đánh giá sự tiến bộ của mỗi học sinh, không so sánh với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.

Nội dung đánh giá. Đánh giá hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục tiểu học theo từng môn học và hoạt động giáo dục. Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực chung của học sinh tiểu học: a) tự phục vụ, tự quản; b) giao tiếp, hợp tác; c) tự học và giải quyết vấn đề. Đánh giá sự hình thành, phát triển các phẩm chất của học sinh tiểu học: a) yêu cha mẹ, gia đình; yêu bạn bè, trường lớp; yêu quê hương, đất nước, con người;... b) tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; c) trung thực, kỉ luật; d) chăm học, chăm làm, thích hoạt động nghệ thuật, thể thao.

Hình thức đánh giá

Đánh giá thường xuyên. a) Đánh giá thường xuyên quá trình học tập, rèn luyện được thực hiện trên lớp học theo tiến trình các bài học, các hoạt động giáo dục ở nhà trường và trong cuộc sống hàng ngày của học sinh ở gia đình và ở cộng đồng. b) Tham gia đánh giá thường xuyên đối với học sinh gồm: giáo viên; học sinh (tự đánh giá và đánh giá bạn qua hoạt động của tổ, nhóm, hội đồng tự quản…); cha mẹ và những người có trách nhiệm trong cộng đồng (gọi chung là phụ huynh). c) Cách đánh giá thường xuyên theo tiến trình bài học và hoạt động giáo dục.


 GV quan sát hoạt động nhóm trong giờ học - trường Tiểu học số 2 Noong Luống

Giáo viên đánh giá: Dựa trên đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà học sinh phải thực hiện trong bài học (hoạt động cơ bản, hoạt động thực hành, hoạt động ứng dụng), giáo viên thường xuyên quan sát, theo dõi cá nhân học sinh, nhóm học sinh trong quá trình học tập để có nhận định, động viên hoặc gợi ý, hỗ trợ kịp thời đối với từng việc làm, từng nhiệm vụ của mỗi cá nhân hoặc của cả nhóm học sinh; nếu hoàn thành nhiệm vụ thứ nhất thì chuyển sang nhiệm vụ thứ hai cho đến khi hoàn thành bài học; chấp nhận sự khác nhau (nếu có) về thời gian, tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ học tập của các học sinh trong lớp. Các phẩm chất và năng lực được hình thành và phát triển trong quá trình trải nghiệm, tham gia thường xuyên hàng ngày vào các hoạt động học tập, sinh hoạt tập thể. Giáo viên quan sát từng học sinh để kịp thời đưa ra những nhận định về một số biểu hiện của phẩm chất và năng lực của học sinh; từ đó, động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các tố chất riêng, sửa chữa khuyết điểm để ngày càng tiến bộ.

Trong quá trình đánh giá thường xuyên, giáo viên ghi vào Nhật kí đánh giá của mình những điều cần đặc biệt lưu ý, giúp ích cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân hoặc tập thể học sinh.

Học sinh đánh giá: Học sinh tự đánh giá: đối với mỗi nhiệm vụ/hoạt động cá nhân thì học sinh cố gắng tự thực hiện; trong quá trình thực hiện hoặc sau khi thực hiện nhiệm vụ, học sinh tự đánh giá việc làm và kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình. Chia sẻ kết quả hoặc khó khăn không thể vượt qua với bạn/nhóm bạn hoặc giáo viên để giúp bạn hoặc được bạn hay giáo viên giúp đỡ kịp thời; báo cáo kết quả cuối cùng với giáo viên để được xác nhận hoàn thành hoặc được hướng dẫn thêm. Học sinh đánh giá bạn: ngay trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập, sinh hoạt  tập thể, giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia đánh giá bạn hoặc nhóm bạn. Ví dụ: giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hoạt động để nhận xét bài làm, câu trả lời của bạn/nhóm bạn hoặc giúp bạn hoạt động hiệu quả hơn; viết phiếu “điều em muốn nói” (nếu có) để góp ý hoặc động viên bạn… trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Giáo viên có thể đưa ra lời nhận xét, góp ý đối với các đánh giá của học sinh cũng trên tinh thần tôn trọng ý kiến của các em. Mỗi học sinh có nhật kí tự đánh giá, ghi lại những gì đã làm được, chưa làm được; những mong muốn của bản thân trong quá trình học tập, sinh hoạt và rèn luyện; những điều muốn nói với các bạn, thầy cô giáo, cha mẹ và người thân. Nhật kí này là của riêng học sinh, có thể chia sẻ hoặc không chia sẻ với người khác.

 Phụ huynh đánh giá: phụ huynh được mời tham gia hoặc quan sát các hoạt động dạy học/giáo dục của nhà trường, sử dụng tài liệu hướng dẫn học tập, đáp ứng các yêu cầu của học sinh trong quá trình học tập, nhất là những hoạt động học tập, sinh hoạt ở gia đình, ở cộng đồng và nên ghi nhận định vào phiếu đánh giá. Thông qua đó động viên, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, phát triển kỹ năng sống, vận dụng kiến thức vào cuộc sống và tham gia các hoạt động xã hội, tìm hiểu về những sự vật, hiện tượng tự nhiên và văn hóa, lịch sử, nghề truyền thống ... của địa phương. (còn tiếp)
 
Ngô Văn Đô - Cán bộ tư vấn Dự án VNEN Phòng giáo dục tiểu học

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 2.3 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập342
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm124
  • Khách viếng thăm217
  • Hôm nay52,326
  • Tháng hiện tại1,264,083
  • Tổng lượt truy cập70,553,973
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi