banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

Từ 01/01/2021: Một số điểm mới ở Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14

Thứ tư - 19/08/2020 22:42
Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021 với những điểm mới liên quan đến nội dung như hình thức hợp đồng lao động; loại hợp đồng lao động; quy định về thời gian thử việc… như sau

Hình thức hợp đồng lao động

Chấp nhận hợp đồng lao động được thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu.

Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

Ảnh minh họa – nguồn internet

Loại hợp đồng lao động

Kể từ ngày 01/01/2021, hợp đồng lao động sẽ được giao kết theo một trong các loại sau đây:

- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

- Hợp đồng lao động xác định thời hạn, trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chất dứt của hợp đồng lao động trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

Như vậy, so với quy định hiện hành tại Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13  thì sẽ không còn hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định.
Không áp dụng thử việc đối với hợp đồng lao động dưới 1 tháng.
Theo quy định hiện hành thì chỉ có đối tượng ký hợp đồng lao động mùa vụ là đương nhiên không phải thử việc. Từ năm 2021, không áp dụng thử việc với hợp đồng lao động dưới 01 tháng.

Các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động thêm 04 trường hợp người lao động được tạm hoãn hợp đồng lao động sau đây:

- Người lao động thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;

- Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ.
- Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

- Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác.

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần lý do

- Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13 : Người lao động có hợp đồng lao động xác định thời hạn khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bắt buộc phải có 01 trong những lý do được nêu tại Khoản 1 Điều 37 Bộ Luật lao động 2012, đồng thời đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước.

- Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14: Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần lý do chỉ cần đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước tại Khoản 1 Điều 35 (trừ 01 số trường hợp không cần báo trước).

Ngoài những điểm mới trên, các quy định về tính nhận diện các quan hệ lao động diễn ra trên thực tế; quy định hợp lý về thời gian giải quyết và trách nhiệm của 2 bên khi chấm dứt hợp đồng lao động; 02 trường hợp người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước: Người lao động không có mặt tại nơi làm việc trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên…/.

Tác giả: Nguyễn Thị Liên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,229
  • Máy chủ tìm kiếm128
  • Khách viếng thăm2,101
  • Hôm nay485,786
  • Tháng hiện tại2,374,912
  • Tổng lượt truy cập73,084,292
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi