banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

Giáo dục hòa nhập khuyết tật cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non (kỳ 2)

Thứ tư - 01/05/2019 20:40
Dienbien.edu.vn- Các biện pháp quan tâm giúp đỡ trẻ khuyết tật hòa nhập (tiếp theo kỳ trước):
5. Tạo môi trường học thân thiện, quan tâm giúp đỡ trẻ hòa đồng với cô giáo và bạn bè
Môi trường giáo dục có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện cho trẻ, đặc biệt là đối với trẻ khuyết tật. Bởi vì khi có môi trường giáo dục tốt sẽ giúp phát triển nhân cách cho trẻ đồng thời giúp trẻ phát triển về tiềm năng của tư cách, các năng lực tinh thần và thể chất. Hơn nưa đối với trẻ khuyết tật rất nhạy cảm với mọi tác động bên ngoài. Không những thiếu dinh dưỡng có thể gây tác hại lâu dài mà ngay cả những thiếu sót trong cách thức giáo dục, quan hệ tình cảm  cũng dễ ny sinh những chấn thương tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Cho nên cô giáo mầm non có vai trò quan trọng trong việc giáo dục hòa nhập.         
Mình cùng học nhé- Trường mầm non Mường Báng số 1, huyện Tủa Chùa
Cô giáo như mẹ hiền, thay thế  mẹ để chăm sóc, giáo dục giúp đỡ cháu ở mọi lúc mọi nơi. Vì vậy việc chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật phải thường xuyên được cải tiến, đổi mới, phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và sở thích của trẻ. Tránh mọi  hình thức gò bó, áp đặt, mệnh lệnh làm căng thẳng ức chế tâm lý trẻ. Cô giáo phải thường xuyên trò chuyện, âu yếm vỗ về trẻ, tạo cho trẻ tâm thế vui vẻ, thoải mái, tạo môi trường đẹp, thân thiện để trẻ được hòa nhập cùng với các bạn, xây dựng nhóm bạn cùng chơi với trẻ. Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin thích được đến trường.
Song song với nhiệm vụ xây dựng môi trường thân thiện để trẻ khuyết tật hòa nhập thì việc dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi là việc cần thiết. Đối với trẻ khuyết tật thì khả năng nhận thức, diễn đạt những ý nghĩ, mong muốn của trẻ rất hạn chế. Vì thế cô giáo phải thường xuyên quan tâm chăm sóc, trò truyện, giúp đỡ trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động.
Việc giáo dục trẻ khuyết tật phải thực hiện một cách thường xuyên, phải kiên trì, nhẫn nại, thường xuyên nhắc nhở giáo dục trẻ, trong trường, trong lớp phải yêu thương, giúp đỡ bạn lúc khó khăn, thấy bạn ngã phải đỡ bạn dậy, thấy bạn buồn, bạn không khỏe thì phải quan tâm hỏi thăm, cùng chơi với bạn. Đây là cơ hội tốt để giáo dục tình cảm, lòng nhân ái, nhân cách sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
6. Rèn kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi, ứng dụng phương pháp Montessori
Với đặc điểm của trẻ khuyết tật đa số trẻ có ý thức tự vệ sinh cá nhân kém, trẻ không biết đi vệ sinh đúng nơi quy định, trẻ không biết rửa tay bằng xà phòng, lau mặt, rửa mặt…và đặc điểm của trẻ là hay quên và không thành nền nếp như các trẻ khác ở trong lớp. Vì vậy hàng ngày vào các buổi chiều giáo viên cần dành thời gian rèn kỹ năng vệ sinh cho trẻ để trẻ có thói quen vệ sinh đúng cách.
Việc rèn kỹ năng sống cho trẻ đòi hỏi giáo viên phải quan tâm và giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi. Ban đầu trẻ không biết đi vệ sinh đúng nơi quy định khiến giáo viên rất vất vả. Sau những lần như vậy cô ân cần hỏi trẻ và dặn dò trẻ
“Lần sau khi đi vệ sinh con phải vào nhà vệ sinh nhé”. Thời gian đầu trẻ chưa thành thói quen nên giáo viên luôn phải nhắc nhở trẻ và hỏi trẻ có đi vệ sinh không để cho trẻ đi thường xuyên. Dần dần trẻ có thới quen đi vệ sinh giống như các bạn và được một số bạn trong lớp dắt đi cùng nên cháu cảm thấy tự tin và tự biết cách đi vệ sinh đúng cách.

Ngoài ra khả năng nhận thức của trẻ chậm nên khi rèn các kỹ năng vệ sinh khác như: Rửa tay, rửa mặt, lau mặt của cháu cũng rất yếu. Hàng ngày cô cho trẻ thực hiện vệ sinh giống các bạn và cô chú ý quan sát sửa sai cho trẻ. Đến buổi chiều cô thấy kỹ năng vệ sinh nào của con còn yếu cô lại ôn lại cho cháu và cùng cháu làm lại kỹ năng theo đúng các bước. Bên cạnh giáo dục kỹ năng trên lớp cho trẻ, giáo viên cũng kết hợp với phụ huynh để rèn vệ sinh ở nhà đúng cách và tạo thói quen cho trẻ. Giáo viên cũng cần luôn trao đổi với phụ huynh để phụ huynh hiểu tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng vệ sinh cá nhân.
Bên cạnh các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Giáo viên cần ứng dụng thêm phương pháp Montessri. Đây là phương pháp giáo dục tiến tiến chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tùy theo những khả năng của mình. Để ứng dụng được phương pháp này cô giáo cần chuẩn bị rất nhiều đồ dùng đồ chơi để phát triển kỹ năng cho trẻ.        
Ví dụ 1: Chuẩn bị bộ đồ dùng 2 cái bát. 1 bát có hột hạt cỡ to và 1 bát không chứa vật gì, 1 dụng cụ gắp hột hạt. Trẻ phải dùng dụng cụ bằng tay và chuyển lần lượt các hạt từ bát này sang bát kia. Với kỹ năng này rèn trẻ kỹ năng khéo léo nhanh nhẹn của đôi tay. Cô cho trẻ thực hành nhiều lần và khi đã thành thạo cô tăng độ khó lên bằng cách thay các hột hạt to bằng các hột hạt nhỏ.
Ví dụ 2: Kỹ năng chải tóc: Chuẩn bị cho trẻ 1 chiếc gương, 1 chiếc lược, các loại dây buộc tóc. Đầu tiên cô cho trẻ quan sát cô làm, vừa làm cô vừa phân tích động tác cho trẻ thật chậm. Sau đó cô cho trẻ cầm lược và cùng trẻ chải tóc cho trẻ. Dần dần cô cho trẻ tự thao tác nhiều lần. Cô cho trẻ chơi cùng với các trẻ khác trong lớp để cùng giúp đỡ bạn khi chơi.
Ưng dụng phương pháp Montessri còn rất nhiều kỹ năng khác mà giáo viên đã và đang áp dụng cho trẻ như: Kỹ năng đi tất, quàng khăn, mặc áo dài, kỹ năng rót nước, kỹ năng đóng mở nắp hộp…
Hiệu quả sau khi ứng dụng phương pháp Montessri cho trẻ khuyết tật. Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. các bài tập đưa ra cho trẻ phù hợp với khả năng của trẻ. Qua phương pháp này giáo dục cho trẻ một số kỹ năng vận động rất tốt ngoài ra trẻ sẽ phát triển được khả năng ghi nhớ, tư duy cho trẻ. Đặc biệt trẻ biết hợp tác với bạn khi chơi.
7. Giáo viên sáng tạo một số đồ dùng đồ chơi trong việc giáo dục trẻ
Để chăm sóc và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật được tốt hơn thì việc đầu tư sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi là rất cần thiết. Như chúng ta đã biết đặc điểm tâm sinh lý của trẻ tư duy hình tượng là chủ yếu. Nếu không chuẩn bị tốt đồ dùng, đồ chơi cho trẻ thì sẽ khó giúp trẻ thể hiện tốt khả năng cá nhân của mình. Vì vậy đồ dùng, đồ chơi đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ và đặc biệt là trẻ khuyết tật. Các đồ chơi, nguyên vật liệu chuẩn bị cần phải phù hợp với từng góc chơi theo từng chủ đề. Đồ chơi phải đẹp, phong phú, đa dạng nhiều màu sắc tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn trẻ vào các góc chơi và đặc biệt phải đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ.
Để chuẩn bị tốt đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu cô giáo cần lên kế hoạch phối hợp với nhà trường mua sắm những đồ chơi cần thiết. Kết hợp với phụ huynh học sinh sưu tầm, đóng góp các phế liệu, nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương.
Ví dụ: Đồ dùngChiếc hộp bí mật
- Nguyên vt liu: Hộp  hình vuông các mặt có khắc sẵn các hình, các hình khối , đề can màu
-  Cách làm: dùng bút đo các khi hình. Dùng kéo cắt các dải đề can màu để tạo thành các hình khối trên bề mặt hộp. mỗi bề mặt tạo được 3 hình khối.
-  Cách chơi: Tr tìm hình và th vào các hình trên mt hộp đó.
Đồ dùng Quyển sách trí thức”
- Nguyên liu: Fomec trắng, thảm dạ, meka, kéo, sung keo
- Cách làm: ct thm d màu to thành các trang nn ca quyn sách. Sau đó tôi thiết kế các bài tập cho trẻ như cho trẻ nhận biết chữ số, trẻ sắp xếp số theo thứ tự, sắp xếp vật nào đứng trước sau- trên- dưới. con vật và nơi sống. các bài toán về số lượng
- Cách chơi: Trẻ sắp xếp theo yêu cầu của cô khích thích khả năng tư duy sáng tạo của trẻ

Bé vui học số
Ví dụ: Đồ dùng “Vui học chữ cái”
- Nguyên vt liu: Fomex, dao dọc giấy, màu nước, bút, thước, các chữ in thường
- Cách làm: Cắt các chữ in thường sau đó đặt lên fomex dùng bút tạo chữ trên fomex đúng với chữ in thường. Dùng dao dọc giấy dọc theo nét bút đã tạo. Cuối dùng dùng màu nước tô các chữ cho đẹp
- Cách chơi: Trẻ tìm và nhận biết chữ cái, trẻ tập đồ chữ cái trên giấy khắc sâu khả năng ghi nhớ cho trẻ. Trẻ chủ yếu học qua chơi
Ngoài ra giáo viên còn dùng các loại lá, vỏ cây khô, cỏ khô cùng trẻ làm tranh trang trí giúp trẻ có những giờ học giờ chơi hòa nhập với cô giáo và các bạn. Khi tạo ra được những đồ dùng đồ chơi trẻ cảm thấy tự tin hơn và ngày càng muốn hoạt động giao lưu với các bạn. Đặc biệt khi làm đồ dùng đồ chơi trẻ phát triển khả năng tư duy , sự khéo léo của đôi tay nhiều hơn.
8. Tích cực cho trẻ tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể như văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao….
Để tổ chức cho trẻ khuyết tật tham gia vào các hoạt động vui chơi học tập giúp trẻ phát triển khả năng tư duy sáng tạo là một yêu cầu hết sức quan trọng. Để thực hiện được vấn đề này đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu sắc về cơ sở khoa học và phương pháp chăm sóc- giáo dục trẻ, phải có kỹ năng nghề nghiệp. Cô giáo phải linh hoạt, nhạy bén, sáng tạo, chu đáo và t m để phát hiện những khả năng tiềm ẩn và đáp ứng kịp thời những nhu cầu đòi hỏi của trẻ. Tạo cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn hòa nhập tham gia với các bạn
Trong mọi hoạt động, cô giáo là người dẫn dắt, gợi mở, giúp trẻ phát hiện những tri thức khoa học, trẻ là người chủ động tiếp nhận các tri thức từ đó từng bước tạo cho trẻ thói quen thích tìm tòi khám phá. Đặc biệt trong quá trình chăm sóc- giáo dục cô giáo phải thường xuyên gần gũi, trò chuyện, động viên tạo tình cảm thân thiết để trẻ cảm thấy an tâm khi có cô bên cạnh. Cô giáo cần tạo điều kiện về thời gian để trẻ hoạt động dạo chơi, hít thở không khí trong lành. Đây cũng là cơ hội để trẻ luyện tập phát triển ngôn ngữ, phục hồi dần các khiếm khuyết của trẻ khuyết tật.
Ngoài các hội thi, các hoạt động tập thể của nhà trường, cô giáo cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu tập thể giữa các tổ trong lớp, trong đó trẻ khuyết tật cũng như các bạn sẽ cùng tham gia chơi và giao lưu với các bạn. Nhiều cháu khác trong lớp cũng cảm thấy đồng cảm với trẻ khuyết tật, các bạn thường cổ vũ giúp đỡ bạn khi bạn không thực hiện được nhiệm vụ cô giao.
Thông qua các hoạt động giao lưu tập thể trẻ cảm thấy mạnh dạn tự tin hơn. Trong khi chơi trẻ có nhu cầu chơi cùng bạn bè rất tốt cho trẻ khuyết tật hòa nhập. Trẻ được sống và học tập trong môi trường tập thể là cơ hội tốt nhất giúp trẻ hoàn thiện các khiếm khuyết của trẻ.
9. Ứng dụng Công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ
Hiện nay việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong trường mầm non là một phương tiện giáo dục vô cùng tiện lợi và hữu ích. Giáo viên cần thường xuyên truy cập mạng Internet tìm hiểu thông tin giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, tìm tòi những hình ảnh tư liệu giáo dục, thiết kế những trò chơi trong bài giảng powerpoit để trẻ tiếp cận Công nghệ thông tin và đặc biệt là trẻ khuyết tật rất hứng thú tham gia.
Việc ứng dụng các trò chơi chữ cái, toán, trò chơi câu đố trong phần mềm vui học mầm non giúp trẻ tư duy nhanh nhẹn, thông minh hơn. Trẻ rất hứng thú tham gia và đặc biệt là khả năng nhận biết, chú ý, ghi nhớ của trẻ khuyết tật tiến bộ rõ rệt.
Ví dụ: Thiết kế những trò chơi: Ai tinh mắt thế, trò chơi ai đoán giỏi hoặc trò chơi đúng- sai....nhằm mục đích mở rộng cho trẻ hiểu biết về thế giới xung quanh, nhận biết đoán tên những đồ dùng trong gia đình, những con vật, các loại rau, củ, quả và các trò chơi chữ cái....Trong các bài giảng giáo viên thiết kế hình ảnh nghộ nghĩnh, bài tập mới lạ, vừa sức với trẻ nên trẻ tỏ ra rất hứng thú.
Để giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non đạt kết quả tốt, cô giáo cần phải biết vận dụng đổi mới hình thức tổ chức, ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động học tập, vui chơi với phương châm “Học mà chơi, chơi bằng học”. Dưới góc độ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật không phải chỉ chú ý đến trẻ  khuyết tật mà phải quan tâm chung đến tất cả trẻ trong lớp. Muốn phương pháp này thực hiện tốt đòi hỏi giáo viên phải nhạy bén, sáng tạo, quan sát, theo dõi và xử lý tình huống kịp thời. Cô giáo là người tổ chức, hướng dẫn, đưa ra những yêu cầu gợi mở để trẻ trả lời và giao lưu với nhau, lôi cuốn trẻ tham gia vào việc tìm tòi, khám phá một cách tích cực, trẻ được chơi thoải mái không gò ép, trẻ tự bộc lộ cảm nghĩ của mình trong lúc chơi và phản ánh lại những kiến thức mà cháu đã tiếp thu được ở mọi lúc mọi nơi và trong các hoạt động.
Cần nhìn nhận đúng hơn về vai trò của giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non. Giáo dục hòa nhập phải được can thiệp sớm ngay trong độ tuổi mầm non để trẻ nhận thức nhanh và tốt nhất bù đắp những khiếm khuyết của bản thân trẻ. Chỉ có cách hòa nhập trẻ khuyết tật mới bộc lộ được hạn chế, khuyết tật và khơi dậy tiềm năng trong con người trẻ.
Hy vọng một số kinh nghiệm này sẽ giúp giáo viên thực hiện tốt hơn công tác chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật trong các cơ sở giáo dục mầm non./.

Tác giả: Nguyễn Thị Huệ

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 3.8 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập361
  • Máy chủ tìm kiếm87
  • Khách viếng thăm274
  • Hôm nay45,112
  • Tháng hiện tại1,256,869
  • Tổng lượt truy cập70,546,759
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi