banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nói VNEN làm thay đổi cả thầy và trò

Thứ hai - 18/01/2016 01:51
TT - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định: mô hình trường học mới - VNEN (dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ) và công nghệ Tiếng Việt của GS Hồ Ngọc Đại đang làm thay đổi cả thầy cô và học trò.
Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Phạm Vũ luận- Ảnh: Lê Kiên

Bộ trưởng Luận trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại phiên điều trần về hiệu quả các dự án ODA đầu tư cho giáo dục vào ngày 28-12.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, ủy viên chuyên trách Ủy ban Về các vấn đề xã hội, cho biết mô hình VNEN đang gây ra những dư luận không tốt, giáo viên và học sinh cho rằng đây là chương trình cắt xén, chắp vá dựa trên sách giáo khoa hiện hành, chất lượng không đảm bảo, nhưng lại buộc sở GD-ĐT các địa phương phải chạy theo.
“Dự án dạy học của VNEN khá lỏng lẻo, tạo ra tình trạng học sinh chỉ ngồi nói chuyện, không học, cho nên không nắm được bài. Trong khi đó, khi dự án sắp kết thúc thì một số cơ sở mới bất ngờ nhận được thiết bị dạy học. Tại sao có tình trạng như vậy?” - bà Thúy chất vấn.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định dự án VNEN không chỉ làm thay đổi cách học, nhận thức của học sinh, mà còn làm thay đổi cơ bản nhận thức và kỹ năng của đội ngũ thầy cô giáo.

“Phải làm cho các cháu biến quá trình đi học từ thụ động sang chủ động, tạo kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, tiếp thu, trao đổi, phản biện, sau này mới có khả năng hợp tác và nghe người khác. Trong VNEN có việc các cháu trao đổi, đọc đúng câu, đúng chính tả, không ngọng, có thể trao đổi để có nhận thức đúng, tự tìm hiểu, tự khám phá, cho nên trong lớp học có chuyện ồn ào, trao đổi là bình thường” - ông Luận nói. Bộ trưởng cũng cho biết không chỉ các trường thuộc dự án VNEN, mà tất cả các trường khác Bộ cũng yêu cầu làm theo hướng này.

“Đây là điểm mới với VN cho đến thời điểm này, nhưng là chuyện thế giới làm 50 năm trước và phổ biến trên thế giới” - ông cho hay.

Về công nghệ Tiếng Việt của GS Hồ Ngọc Đại, ông Phạm Vũ Luận cho biết đã được triển khai 30 năm nay. “GS Hồ Ngọc Đại tặng tôi công trình đó. Đây là công trình có tác dụng tốt, đặc biệt tác dụng với các vùng dân tộc ít người.

Trước đây nhiều học sinh đi học về lại mù chữ, nhưng khi dùng chương trình của GS Hồ Ngọc Đại thì giải quyết triệt để vấn đề ấy. Công nghệ này kết hợp tốt với VNEN, vì khi áp dụng VNEN thì ở lớp 2 các cháu phải biết đọc tròn vành rõ chữ rồi, phải dùng công nghệ này thì các cháu mới không tái mù” - ông Luận khẳng định. Về việc trang thiết bị lắp đặt khi dự án sắp kết thúc, bộ trưởng cho biết đây là một số thiết bị có tính chất khen thưởng cho các trường thực hiện tốt dự án.

Đánh giá chung về kết quả sử dụng ODA trong giáo dục, đào tạo, GS.TS Đào Trọng Thi - chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội - nói: “Mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng vốn ODA của cả nước (khoảng 3,5%, tương đương 2,1 tỉ USD trong 10 năm 2004-2014) nhưng các dự án ODA trong giáo dục, đào tạo đã phát huy hiệu quả. Không chỉ giúp tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý của ngành, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu áp dụng các mô hình giáo dục, đào tạo tiên tiến trên thế giới”.

Tác giả: LÊ KIÊN

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập220
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm203
  • Hôm nay58,866
  • Tháng hiện tại1,225,392
  • Tổng lượt truy cập70,515,282
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi