banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

Dienbien.edu.vn Tập huấn hiệu trưởng các trường tiểu học về đổi mới hoạt động giáo dục.

Thứ tư - 27/04/2016 21:52
GDTH. Thực hiện công văn số 99/GPE-VNEN ngày 15/4/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 23/4 đến ngày 25/4/2016 tại khu Du lịch sinh thái Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ, Dự án GPE-VNEN tổ chức tập huấn cụm tỉnh cho hiệu trưởng các trường tiểu học về đổi mới hoạt động giáo dục ở trường tiểu học.
Tham dự lớp tập huấn có 233 học viên là cán bộ quản lý đến từ các trường tiểu học tham gia Dự án và trường nhân rộng trên địa bàn 02 tỉnh Điện Biên và Sơn La.
Học viên nghiên cứu Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013
Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

 
Mục đích của khóa tập huấn là giúp học viên hiểu được tư tưởng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; những đổi mới của nhà trường tiểu học hiện nay và những nội dung đổi mới đang thực hiện ở tiểu học để thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW.

 Qua 3 ngày tập huấn, các học viên được trang bị kiến thức chuyên sâu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đó là những đổi mới căn bản về chất, mang tính cốt lõi có tính chất bước ngoặt với tinh thần và thái độ kiên quyết tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Đổi mới từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách điều kiện đảm bảo thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước đến các hoạt động quản trị của cơ sở giáo dục đào tạo; việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả bậc học, ngành học đáp ứng đổi mới toàn diện theo Nghị quyết số 29-NQ/TW.

Vấn đề cốt lõi của đổi mới giáo dục là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ trang bị kiến thức là chủ yếu sang phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học; đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở và xây dựng xã hội học tập. Hay nói cách khác, đổi mới cách tiếp cận mục tiêu giáo dục. Học sinh không chỉ biết nhiều kiến thức qua sách vở, mà quan trọng là phải biết vận dụng sáng tạo những kiến thức ấy vào đời sống, có kỹ năng sống, biết giải quyết vấn đề linh hoạt trong những tình huống mới; phải xây dựng một hệ thống giáo dục mở hướng tới một xã hội học tập lành mạnh, phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước.
Ông Phạm Ngọc Định- Vụ trưởng Vụ GDTH tham gia hoạt động
cùng học viên lớp tập huấn

 
Các giải pháp then chốt theo Nghị quyết số 29/NQ-TW là đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt.

Đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá là khâu đột phá trong đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết số 29-NQ/TW yêu cầu đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục đào tạo, đảm bảo trung thực khách quan. Đây là khâu/điểm cần tập trung hành động và thực hiện một cách mạnh mẽ, quyết liệt để mở đường cho việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhanh chóng có hiệu quả.

Trong thời gian tới, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tập huấn cho 52 hiệu trưởng các trường tiểu học còn lại trong tỉnh, hỗ trợ cán bộ quản lý các trường hiểu rõ và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập522
  • Máy chủ tìm kiếm114
  • Khách viếng thăm408
  • Hôm nay73,772
  • Tháng hiện tại1,285,529
  • Tổng lượt truy cập70,575,419
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi