banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

GDTH: Chương trình Đảm bảo chất lượng trường học (SEQAP)- Hiệu quả và những định hướng

Thứ sáu - 18/03/2016 02:31
Dienbien.edu.vn. Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP) được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện tại 36 tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn nhằm mục đích: Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh cấp tiểu học; giúp các đơn vị trường học chuyển đổi từ dạy học 1 buổi/ngày sang dạy học 2 buổi/ngày trong đó ưu tiên nhóm học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Điện Biên triển khai thực hiện Chương trình Đảm bảo chất lượng trường học (Seqap) từ năm học 2010- 2011 với tổng số 40 trường tiểu học tham gia (trong đó có 703 lớp và 14.757 học sinh). Chương trình từng bước tạo sự chuyển biến tích cực, thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các trường tiểu học; học sinh dân tộc vượt qua rào cản về ngôn ngữ tiếng Việt, rút ngắn khoảng cách sự chênh lệch trình độ giữa vùng khó khăn với vùng thuận lợi, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học và giảm thiểu học sinh lưu ban.


Trường Tiểu học số 2 Nà Tấu- Huyện Điện Biên
 
Trong 5 năm qua, với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học bằng việc hỗ trợ các đơn vị trường chuyển đổi mô hình học tập từ nửa ngày sang cả ngày, 40 trường tiểu học tham gia Seqap trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ kinh phí lên tới 76,327 tỷ đồng nhằm củng cố và tăng cường cơ sở vật chất, hỗ trợ một phần bữa ăn trưa cho học sinh và các khoản chi phí liên quan tới việc tổ chức các hoạt động giáo dục khi thực hiện dạy học cả ngày. Trong tổng số kinh phí được hỗ trợ, chương trình dành 39,926 tỷ đồng cho 40 trường tổ chức bữa ăn trưa, khen thưởng học sinh đi học đều, học sinh học tập tốt, bổ sung sách giáo khoa, tài liệu học tập, hỗ trợ kinh phí tổ chức các câu lạc bộ trong nhà trường, sửa chữa cơ sở vật chất nhỏ và dành 36,398 tỷ đồng đầu tư xây dựng 8 nhà đa năng, 38 phòng học và 25 công trình vệ sinh.


Học sinh ăn trưa tại trường Tiểu học số 1 Thanh Yên- huyện Điện Biên

 
Song song với việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học còn quan tâm tới việc hỗ trợ học sinh ăn trưa tại trường; giúp các em vùng khó khăn của tỉnh có thêm thời gian cho việc học tập trên lớp, đảm bảo giờ giấc học tập, khắc phục tình trạng học sinh đi học không chuyên cần. Ngoài ra, việc ăn trưa tại trường giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn đảm bảo hơn về chế độ dinh dưỡng và tăng cường thể lực. Vì vậy, chất lượng giáo dục toàn diện tại các nhà trường được nâng lên; tỷ lệ học sinh đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học có được sự chuyển biến đáng kể. 

 Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, trình độ nghiệp vụ cho cán bộ quản lý được Chương trình quan tâm đầu tư. Công tác tập huấn bồi dưỡng, tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm về việc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh được Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai với  tập huấn 15 mô đun. Đối tượng tham gia tập huấn là 100% cán bộ quản lý, giáo viên của các trường tham gia Chương trình Seqap.

Ngoài việc tập trung dạy học đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học, các nhà trường tham gia Seqap còn xây dựng kế hoạch dạy học buổi thứ 2 chủ yếu tập trung vào các nội dung: Củng cố kiến thức, kỹ năng môn Tiếng Việt và môn Toán; tăng cường công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu; tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục an toàn giao thông, tổ chức các câu lạc bộ trong nhà trường như: Văn nghệ, thể dục thể thao, em yêu khoa học...
  

Câu lạc bộ trò chơi dân gian- Trường Tiểu học số 1 Na Sang, huyện Mường Chà.

 
Thực hiện dạy học cả ngày là yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, đảm bảo tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần và giảm thiểu tỷ lệ học sinh bỏ học, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo từng bước nhân rộng mô hình tới tất cả các trường tiểu học trong toàn tỉnh; duy trì bền vững việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày; nâng cao chất lượng dạy học buổi 2 bằng việc xây dựng phân phối chương trình, nội dung tiết dạy tăng thêm phù hợp với điều kiện nhà trường và trình độ học sinh. Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên đặc biệt là giáo viên dạy các môn chuyên Âm nhạc, Mỹ thuật, Tiếng Anh, Tin học, Thể dục. Đặc biệt, chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tăng cường đầu tư bổ sung thêm các phòng chức năng, phòng học bộ môn, trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu dạy học cả ngày; tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Đồng thời, làm tốt công tác xã hội hóa để có thể tổ chức cho học sinh ăn trưa, bán trú tại trường đối với các trường vùng khó khăn trong toàn tỉnh. Đây chính là cơ sở nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, đưa nền giáo dục Việt Nam ngày càng phát triển đạt trình độ tiên tiến trong khu vực./.

Tác giả: Phan Thị Thành- Phòng Giáo dục Tiểu học

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập268
  • Máy chủ tìm kiếm113
  • Khách viếng thăm155
  • Hôm nay23,916
  • Tháng hiện tại3,206,451
  • Tổng lượt truy cập73,915,831
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi