banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

GDTrH-Ngăn chặn và hạn chế tình trạng học sinh trung học bỏ học đi lao đông tự do ở nước ngoài

Thứ tư - 07/09/2016 04:16
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn, như chính sách hỗ trợ tiền ăn, hỗ trợ tiền nhà ở và hỗ trợ gạo…; các chính sách hỗ trợ học sinh có ý nghĩa hết sức thiết thực góp phần tạo điều kiện cho các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa, con em các gia đình đồng bào dân tộc thiểu số có thêm điều kiện đến trường, an tâm học tập, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học hướng đến bảo đảm công tác an sinh xã hội, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và phát triển nguồn nhân lực cho địa phương.
Tuy nhiên, trong thời gian qua hiện tượng thanh, thiếu niên trong độ tuổi học sinh trung học nhiều vùng trên cả nước bỏ học còn nhiều, đặc biệt là đối với các địa phương ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn học sinh trung học vì các lợi ích trước mắt đã bỏ học vượt biên trái phép đi lao động tự do ở nước ngoài có chiều hướng gia tăng đây là vấn đề cấp bách đang được các cấp, các ngành quan tâm.

Điện Biên là tỉnh vùng cao, biên giới, có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó 05 huyện thuộc chương trình 30a của Chính phủ và 02 huyện được hưởng cơ chế hỗ trợ như huyện 30a, có 101 xã đặc biệt khó khăn và xã biên giới, có đường biên giới giáp nước CHDCND Lào 360 km, giáp nước CHND Trung Hoa 40,861 km. Trong những năm qua, được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư của Chính phủ và sự nỗ lực, cố gắng của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân các dân tộc, các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh đã có chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân đã từng bước được cải thiện, sự nghiệp giáo dục của tiếp tục có những bước phát triển ổn định.

Trong những năm gần đây tình trạng người vượt biên trái phép sang Trung Quốc và Lào lao động tự do đang có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp và đáng báo động, trong số đó có một số lượng không nhỏ là thanh, thiếu niên trong độ tuổi học sinh trung học bỏ học; thực trạng này không chỉ là nỗi lo ngày hôm nay mà còn là gánh nặng của ngày mai và tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro khó lường đối với bản thân, là nguyên nhân gây mất ổn định về an ninh trật tự ở địa phương…Qua tìm hiểu được biết phần lớn những trường hợp này đều là những đối tượng kinh tế gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không có công ăn việc làm, thu nhập thấp, đang có nhu cầu tìm việc làm, nhận thức, hiểu hiểu biết phát luật còn hạn chế, bị kẻ xấu dụ dỗ lôi kéo, họ vẽ ra viễn cảnh công việc nhàn hạ, ổn định, tiền công được trả cao để lấy lòng tin do vậy nhiều người đã bất chấp mạo hiểm, lén lút tìm mọi cách vượt biên trái phép đi làm thuê.

Thực tế cho thấy trong số những người vượt biên trái phép đi làm thuê có rất nhiều rủi ro, người thì bị công an nước bạn bắt giam, người thì bị phạt tù, phạt tiền, người bị chủ lao động lừa không trả tiền công, người phải làm việc rất cực khổ trong điều kiện mất vệ sinh, an toàn lao động, các quyền lợi của người lao động như nghỉ ngơi, chữa bệnh, bảo hiểm đều bị chủ lao động từ chối thực hiện; một số người sau khi nhận được tiền, trên đường về không may còn bị đánh và cướp mất tiền; nhiều người đến nay vẫn bặt vô âm tín hoặc thậm chí phải bỏ mạng nơi đất khách quê người. Thực trạng này, đã gây ra nhiều hệ lụy đau lòng, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình an ninh chính trị tại địa bàn, đặc biệt là ảnh hưởng đến tâm lý một bộ phận thanh, thiếu niên đang đi học cấp trung học.

Để từng bước giảm tỷ lệ học sinh bỏ học và ngăn chặn tình trạng người vượt biên trái phép đi lao động tự do ở nước ngoài cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đặc biệt là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy, chính quyền các địa phương; toàn bộ hệ thống chính trị theo chức năng nhiệm vụ tạo môi trường việc làm, đào tạo nghề nghiệp, đẩy mạng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật ở người dân.

Đối với ngành giáo dục và đào tạo cần tăng cường chỉ đạo việc thực hiện nền nếp, kỷ cương và chất lượng, hiệu quả giáo dục; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng của học sinh; tiếp tục tổ chức các hoạt động tập thể văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa, tăng cường tính giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng sống; coi trọng hướng nghiệp dạy nghề, giáo dục khởi nghiệp trong các trường trung học và cao đẳng, tự tạo việc làm, tự tham gia lao động sản xuất, sống có trách nhiệm với cộng đồng và bản thân…. Thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực; đổi mới nội dung, phương thức đánh giá học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học, tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,991
  • Máy chủ tìm kiếm45
  • Khách viếng thăm1,946
  • Hôm nay339,996
  • Tháng hiện tại1,657,385
  • Tổng lượt truy cập72,366,765
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi