banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

CNTT&NCKH – Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ, giáo viên CNTT năm 2013.

Thứ hai - 12/08/2013 22:44
Dienbien.edu.vn - Hiện nay, cụm từ công nghệ thông tin (CNTT) đã trở nên phổ biến đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nói đến CNTT là nói đến máy vi tính và các công nghệ được ứng dụng trên nó. Có thể nói, bất cứ ngành nghề nào hiện nay cũng cần đến máy tính. Vấn đề đặt ra là, có rất nhiều người sử dụng máy vi tính trong công việc nhưng không phải ai cũng có thể sửa chữa, khắc phục các lỗi xảy ra.

Chiếc máy tính điện tử đầu tiên trên thế giới (ảnh internet)

Trên thực tế tại các cơ sở giáo dục hiện nay, chỉ có một số ít đơn vị có cán bộ có thể phụ trách mảng kĩ thuật sửa chữa, bảo hành, bảo trì máy vi tính và xây dựng hệ thống mạng cũng như một số vấn đề đi kèm một cách khá tốt, số còn lại đều phải nhờ đến sự can thiệp của các doanh nghiệp, các công ty sửa chữa máy tính chuyên nghiệp. Nếu ta làm một phép tính đơn giản, số lượng máy tính thống kê được tại các trường và của cán bộ giáo viên trong toàn tỉnh cộng lại khoảng 12000 chiếc và nếu 1 năm chúng ta chỉ cần cài lại window 2 lần và chi phí cho 1 lần là 50.000 đồng thì số tiền tổng cộng không hề nhỏ chúng ta phải bỏ ra lên tới 1,2 tỷ đồng/năm.

Trong quá trình công tác, xem xét thực tế tại các đơn vị trường, nhận thấy nhiều nơi, nhiều trường việc sửa chữa khắc phục lỗi máy tính và xây dựng hệ thống phòng máy còn gặp nhiều khó khăn. Đa phần các phòng máy sau khi được mua sắm sẽ đưa vào sử dụng và ít quan tâm đến duy tu, bảo trì, sửa chữa. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa có cán bộ, giáo viên hoặc có nhưng chưa thực sự đảm đương được công việc này. Hoàn toàn dễ hiểu và chia sẻ bởi các thầy cô giáo được đào tạo sư phạm tin học, ở vùng cao, biên giới ít có điều kiện học hỏi, chia sẻ, cập nhật kiến thức mới, đặc biệt là kiến thức chuyên ngành và kĩ thuật….

Với tình hình và nhu cầu thực tế như vậy, không thể lãng phí hệ thống cơ sở vật chất CNTT, nâng cao trình độ năng lực đội ngũ, phát huy tốt nhất hạ tầng CNTT đã đầu tư và trình độ đội ngũ, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo tổ chức các lớp tập huấn về các nội dung Sử dụng phần mềm Norton Ghost tạo file Ghost cho ổ đĩa máy tính; Ứng dụng Ghost trong bảo trì máy vi tính, khôi phục nhanh máy tính trước các sự cố (các sự cố phần mềm hệ thống, hệ điều hành, sự phá hoại của VIRUS, phần mềm gián điệp....); cài đặt một số ứng dụng cần thiết như các driver còn thiếu, máy in, office… Sử dụng các đĩa Ghost Win XP, Win 7, đĩa CD Hiren boot… cho cán bộ giáo viên phụ trách về CNTT tại các đơn vị trường thuộc tất cả các cấp học toàn tỉnh.

Theo kế hoạch Sở sẽ tập huấn bồi dưỡng cho 25 lớp với 786 cán bộ, giáo viên thuộc 9 huyện, thị xã, thành phố, mỗi lớp 5 ngày kéo dài từ 3/8 đến 25/10 và huyện đầu tiên là Mường Nhé với 104 học viên.

Tính đến ngày 8/8, tổ giảng viên của Sở đã tổ chức thành công 2 lớp tập huấn đầu tiên cho cán bộ giáo viên huyện Mường Nhé. Theo đánh giá của tổ giảng viên, kết quả 100% các học viên có thể thao tác thành thạo trên máy tính để bàn và máy tính xách tay cá nhân của mình; 70% số học viên có thể thao tác thành thạo trên nhiều loại máy tính khác nhau và xử lý được nhiều lỗi khác nhau.
 
Một lớp bồi dưỡng CNTT tại phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Nhé

Thực tế cho thấy khi tham gia các lớp bồi dưỡng, các cán bộ giáo viên khá hào hứng với việc được tiếp thu những kiến thức về bảo trì, sửa chữa máy tính, thiết lập và xây dựng hệ thống mạng LAN, quản lý phòng máy… Tuy nhiên, đây là một nội dung khó cần có sự trải nghiệm thực tế rất nhiều, cách khắc phục các lỗi máy tính đối với từng loại máy không giống nhau nên cần phải thường xuyên trao đổi, nghiên cứu tài liệu và thực hành nếu muốn đạt được kết quả tốt nhất.

Tiếp sau Mường Nhé, đoàn công tác của Sở tiếp tục có mặt ở Mường Chà và lần lượt là Thị xã Mường Lay, Điện Biên Đông, Mường Ảng, Tuần Giáo, Tủa Chùa và cuối cùng là thành phố và huyện Điện Biên đến cuối tháng 10-2013. Sau đợt tập huấn đội ngũ giáo viên, cán bộ CNTT sẽ được nâng cao tinh thần trách nhiệm và trình độ, hướng tới mục tiêu tự bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa máy tính cá nhân của mình, của cán bộ giáo viên trong trường, của đơn vị và quản trị phòng máy tính đạt được hiệu quả cao nhất./.
 
                                    Nguyễn Hùng Cường – Chuyên viên phòng CNTT&NCKH

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,188
  • Máy chủ tìm kiếm40
  • Khách viếng thăm2,148
  • Hôm nay579,369
  • Tháng hiện tại2,481,611
  • Tổng lượt truy cập73,190,991
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi