banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

GDTH – Xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia ở huyện Tủa Chùa: Khó khăn và những giải pháp

Thứ hai - 13/03/2017 20:59
Là một huyện vùng cao có truyền thống hiếu học của tỉnh Điện Biên, thế nhưng sau nhiều năm nỗ lực phấn đấu, việc xây dựng và nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường nhằm đáp ứng tiêu chuẩn của trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia đối với Tủa Chùa vẫn luôn là một bài toán khó.
Trong những năm qua, được các cấp quản lý, chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm, tạo điều kiện phát triển sự nghiệp giáo dục, chất lượng giáo dục tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tủa Chùa đã từng bước được nâng cao. Tuy nhiên do xuất phát điểm của một huyện vùng cao còn nhiều khó khăn nên việc huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục ở Tủa Chùa chưa cao; bên cạnh đó điều kiện địa hình nhiều đồi núi nên quỹ đất dành cho xây dựng trường chuẩn Quốc gia còn thiếu; đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, nhiều phụ huynh vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức đến nhu cầu học tập của con em mình, nhất là trẻ em gái dẫn đến chất lượng học sinh và công tác xã hội hóa giáo dục ở các xã đặc biệt khó khăn chưa được quan tâm đúng mức.
 
Tính đến năm học 2016-2017 toàn cấp học Tiểu học của huyện có 16 trường với tổng số 302 lớp với 7.240 học sinh. Trong đó có 15/16 trường phải thực hiện mở lớp tại các điểm trường lẻ. Đây là rào cản không nhỏ cho việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia theo quy định.
 

Lớp học ở  điểm bản Cáng Chua 1 xã Sín Chải - Trường PTDTBT Tiểu học Sín Chải


Lớp học điểm bản Sáng Tớ (Hấu Chua) xã Sín Chải - Trường PTDTBT Tiểu học Sín Chải

 
Bên cạnh đó, nhiều trường tiểu học tại các xã vùng sâu, vùng cao còn thiếu thốn các trang thiết bị dạy học, trong khi kinh phí đầu tư xây dựng, sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất hàng năm rất hạn hẹp. Vì thế, kết thúc năm học 2015-2016 tỉ lệ trường chuẩn Quốc gia trên địa bàn huyện Tủa Chùa mới chỉ đạt 18,7%.
 

Khuôn viên trường Tiểu học Sính Phình Số 1, Tủa Chùa


 
Để được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, có năm tiêu chuẩn mà các nhà trường cần đáp ứng đủ, gồm: Tổ chức quản lý nhà trường; cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; chất lượng giáo dục; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; công tác xã hội hóa giáo dục. Trong số những tiêu chí ấy, khó khăn lớn nhất đối với các trường ở huyện Tủa Chùa là huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị phục vụ công tác giảng dạy.
 

Lớp học thôn Háng Đờ Dê, trường Tiểu học Sính Phình số 2, Tủa Chùa.


 
Thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND huyện về xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2015-2020, Phòng GD&ĐT đã tham mưu cho UBND huyện kế hoạch thực hiện lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia trong đó tập vào một số giải pháp:
 
Trước hết, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục trên địa bàn đến năm 2020; điều chỉnh bổ sung hoàn chỉnh mạng lưới trường lớp đến năm 2020; phối hợp với các ngành liên quan và các xã, thị trấn quy hoạch, sử dụng đất đảm bảo đủ điều kiện, diện tích xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia theo quy định. Điều tra thực trạng 5 tiêu chuẩn của trường học đạt chuẩn Quốc gia làm cơ sở xây dựng kế hoạch phù với với thực tế cho cả giai đoạn và từng năm. Khi có đủ các điều kiện trên, tham mưu cho Huyện ủy, HĐND, UBND huyện ban hành Nghị quyết, Kế hoạch, thành lập Ban Chỉ đạo về xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2015-2020 nhằm để huy động cả hệ thống chính trị và xã hội cùng vào cuộc.
 
Thứ hai, xây dựng kế hoạch, thực hiện tốt, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền đến các cấp chính quyền địa phương, phụ huynh, giáo viên và cộng đồng về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia nhằm huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng các tiêu chí của trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia; coi đây là nhiệm vụ chính trị của các cấp, các tổ chức xã hội, phụ huynh và cộng đồng trong việc xây dựng môi trường giáo dục tốt nhất để giáo dục toàn diện học sinh.
 

Thầy và trò trường Tiểu học Sính Phình số 1, huyện Tủa Chùa


 
Thứ ba, nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng, giảng dạy của giáo viên. Đây là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, phải thường xuyên tiến hành rà soát, đánh giá, quy hoạch, bồi dưỡng để nâng cao năng lực của đội ngũ CBQL, giáo viên các trường học đảm bảo đạt chuẩn kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng với yêu cầu mà phục vụ cho việc xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia.
 
Thứ tư, chỉ đạo tốt hoạt động dạy và học và các phòng trào thi đua trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và các hoạt động. Chú trọng bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh chưa đáp ứng chuẩn kiến thức kỹ môn học. Có kế hoạch mở rộng số lớp học 9-10 buổi/ngày đối với tiểu học và bán trú đối với những nơi có điều kiện. Chuẩn bị tất cả các điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện kế hoạch đưa học sinh lớp 2,3,4,5 đang học tại các điểm bản lẻ về trường trung tâm; xây dựng các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học.
 
Thứ năm, cần tranh thủ các nguồn vốn của tỉnh, của huyện, các chương trình, dự án đầu tư cho các nhà trường theo hướng tập trung, tránh dàn trải, hiệu quả thấp. Đối với kinh phí sự nghiệp giáo dục hàng năm phải dành ít nhất 30% từ kinh phí hoạt động để phục vụ xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia. Tranh thủ sự hỗ trợ từ ngân sách huyện cho việc mở rộng diệc tích, san lấp mặt bằng, xây dựng công trình phụ, phòng chức năng, phòng hiệu bộ,…
 
Thứ sáu, thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Đây là giải pháp quan trọng nhằm huy động tối đa các nguồn lực của xã hội phục vụ cho giáo dục theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
 

Tập thể CBGV trường PTDTBT Tiểu học Tủa Thàng số 1 xây dựng hòn non bộ

 
Việc xây dựng trường chuẩn quốc gia không những góp phần chuẩn hóa cơ sở vật chất trường học mà còn nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, chất lượng giáo dục toàn diện. Để các trường học đạt chuẩn quốc gia, trách nhiệm không chỉ của ngành giáo dục mà cần sự nỗ lực của cả cộng đồng. Hiện nay, để phấn đấu đạt kế hoạch đề ra, Phòng GD&ĐT đang tập trung vào ba nhóm giải pháp chính là đầu tư cơ sở vật chất, phát triển đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng giáo dục.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập314
  • Máy chủ tìm kiếm37
  • Khách viếng thăm277
  • Hôm nay58,866
  • Tháng hiện tại1,217,934
  • Tổng lượt truy cập70,507,824
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi