banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

Điện Biên ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh

Thứ sáu - 28/12/2018 03:47
Nhằm góp phần đảm bảo sự thống nhất, xuyên suốt trong hoạt động chỉ đạo điều hành giữa Uỷ ban nhân dân tỉnh và các cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Vừa qua Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 41/2018/QĐ-UBND ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2018.
Quy chế gồm 5 chương 18 điều, trong đó Quy chế quy định rõ: Tính hợp pháp của văn bản điện tử; nguyên tắc tiếp nhận, xử lý, phát hành, quản lý văn bản điện tử; các loại văn bản điện tử; quy trình phát hành, tiếp nhận, xử lý, quản lý văn bản điện tử và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan.

Theo đó, đối tượng áp dụng của quy chế gồm: Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử.

Văn bản điện tử đã ký số theo quy định của pháp luật được gửi, nhận qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành có giá trị pháp lý tương đương văn bản giấy và thay cho việc gửi, nhận văn bản giấy.

Tất cả các văn bản điện tử thuộc thẩm quyền ban hành và giải quyết của cơ quan nhà nước trong tỉnh phải được gửi, nhận qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành, trừ trường hợp Bên gửi hoặc Bên nhận chưa đáp ứng các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, an toàn thông tin, giải pháp kết nối, liên thông để phát hành, tiếp nhận văn bản điện tử. Tại mục “Nơi nhận” của văn bản điện tử, sau tên cơ quan, đơn vị ghi bổ sung cụm từ “Văn bản điện tử” hoặc “VBĐT” để phân biệt với các văn bản trao đổi dưới dạng điện tử và bản giấy.

Văn bản điện tử phải được phát hành ngay trong ngày văn bản đó ký ban hành, chậm nhất là trong buổi sáng của ngày làm việc tiếp theo. Văn bản điện tử đến sau khi được tiếp nhận, nếu bảo đảm giá trị pháp lý phải được xử lý kịp thời, không phải chờ văn bản giấy (nếu có). Trường hợp văn bản điện tử thuộc loại khẩn phải được đặt ở chế độ ưu tiên, ghi rõ mức độ khẩn, gửi ngay sau khi đã ký số và phải được trình, chuyển giao xử lý ngay sau khi tiếp nhận.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ UBND tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện Quy chế; Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung danh mục văn bản gửi qua mạng thích hợp qua từng thời kỳ./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập186
  • Máy chủ tìm kiếm36
  • Khách viếng thăm150
  • Hôm nay47,663
  • Tháng hiện tại3,274,288
  • Tổng lượt truy cập73,983,668
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi