banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tại các điểm trường trường PTDTBT Tiểu học Mường Tong số 1, Mường Nhé

Chủ nhật - 01/03/2020 20:45
Dienbien.edu.vn - Trường PTDTBT Tiểu học Mường Toong số 1 thuộc xã đặc biệt khó khăn, địa bàn quản lý rộng: Năm học 2019 – 2020 có 14 điểm trường với 41 lớp với 968 học sinh (trong đó có 09 lớp ghép 2 trình độ, 01 lớp ghép 3 trình độ); các điểm trường đều cách xa trung tâm, giao thông đi lại khó khăn, đặc biệt là mùa mưa lũ.
Học sinh của trường phần lớn là dân tộc Hmông, Thái, Hoa, Dao. Mỗi dân tộc có nhiều phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt, ngôn ngữ giao tiếp bằng tiếng địa phương khác nhau…Điều kiện kinh tế của nhân dân trong xã còn nghèo, hầu hết các điểm trường chưa có điện lưới quốc gia. Trong nhiều năm qua nhà trường đặc biệt quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng giáo dục, coi đây là nhiệm vụ then chốt của nhà trường. Bằng sự nỗ lực cố gắng của tập thể đội ngũ cán bộ, giáo viên chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường từng bước được nâng lên. Chất lượng giáo dục năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ học sinh chuyển lớp, hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%. Tuy nhiên chất lượng học sinh ở nhiều điểm trường lẻ thấp hơn chất lượng học sinh học tại điểm trường chính. Nguyên nhân là don hiều điểm trường lẻ cách xa trung tâm xã, giao thông đi lại khó khăn. Cơ sở vật chất trường lớp học ở nhiều điểm trường còn là nhà tạm, chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, chưa có điện lưới quốc gia làm ảnh hưởng đến công tác dạy – học của giáo viên và học sinh. 

Lớp học tạm ở một số điểm trưởng lẻ, giao thông đi lại khó khăn
Rào cản về ngôn ngữ ảnh hưởng lớn đến trình độ nhận thức của học sinh. Học sinh chỉ giao tiếp bằng tiếng việt khi ở trường, khi về nhà các em giao tiếp với người thân trong gia đình chủ yếu bằng tiểng mẹ đẻ, vì vậy khả năng giao tiếp bằng tiếng việt rất hạn chế. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể diễn ra chưa thường xuyên nên hạn chế cơ hội được giao tiếp bằng tiếng việt của học sinh. Học sinh ngoài việc học tập ở trường các em còn phải tham gia giúp đỡ gia đình, kiến thức các em tiếp thu được chủ yếu vẫn là bài giảng của thầy cô trên lớp còn việc tự học ở nhà hầu như không có dẫn đến học sinh học chậm, không khắc sâu kiến thức. Nhiều phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, còn phó mặc cho thầy cô làm ảnh hưởng đến việc duy trì tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần. Đội ngũ giáo viên ở điểm trường lẻ còn thiếu so với quy định, trình độ tay nghề không đồng đều, một số giáo viên chưa nhiệt tình, tâm huyết với nghề làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy – học. Công tác kiểm tra nội bộ trường học của ban giám hiệu nhà trường đối với giáo viên tại các điểm trường lẻ đôi khi chưa thường xuyên, chưa sát sao nên nhiều khi chưa đưa ra biện pháp giải quyết kịp thời.
Trước thực tế trên tập thể đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường đã thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học tại các điểm trường từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường như: Tăng cường việc tu sửa cơ sở vật chất các phòng học đã cũ, làm mới các phòng học cho các điểm trường lẻ đảm bảo cho việc dạy và học (năm học 2019- 2020 nhà trường được các nhà hảo tâm xây dựng cho  được 01 phòng học cấp 4 và 01 phòng ở cho giáo viên tại các điểm trường Ngã Ba).

Thầy và trò nhà trường vui mừng trong lễ nhận bàn giao lớp học mới từ các đoàn từ thiện
Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, cùng với các ban ngành đoàn thể, các đơn vị trường trên địa bàn xã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tuyên truyền tới nhân dân các bản cho học sinh đến trường, đến lớp nhằm duy trì tốt sĩ số học sinh và tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần. Bố trí, sắp xếp, phân công đội ngũ giáo viên giảng dạy một cách hợp lý phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn từng người. Phân công những đồng chí giáo viên có chuyên môn, nhiều kinh nghiệm giảng dạy lớp 1 và lớp 5, tạo điều kiện cho giáo viên phát huy hết khả năng của mình. Hàng năm có sự luân chuyển giáo viên giữa các điểm trường. Tiến hành kiểm tra, bàn giao chất lượng học sinh đầu năm, thực hiện việc ký cam kết chất lượng với từng giáo viên, là căn cứ để đánh giá xếp loại nhà giáo và bình xét thi đua cuối năm. Chỉ đạo giáo viên thường xuyên sử dụng hiệu quả thiết bị được cấp, làm thêm đồ dùng dạy học tự làm giúp học sinh tại điểm trường lẻ được quan sát, dể hiểu bài hơn.

Giáo viên là đồ dùng phục vụ dạy học
Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Thực hiện tốt chế độ chính sách cho giáo viên và học sinh.Chỉ đạo giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh, xây dựng môi trường học tập thân thiện tại các điểm trường nhằm thu hút học sinh yêu thích đến lớp. Yêu cầu giáo viên tăng cường sử dụng tiếng dân tộc thiểu số hỗ trợ trong dạy học hàng ngày giúp học sinh mở rộng vốn từ Tiếng Việt. Thường xuyên giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lồng ghép vào các tiết học, các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp học sinh phát triển vốn Tiếng việt, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác,…

Các em biết tự phục vụ bản thân khi xa gia đình
Chỉ đạo giáo viên thực hiện dạy học phân hóa theo đối tượng học sinh vào buổi chiều, nội dung phải sát thực, phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp. Ban giám hiệu nhà trường tăng cường kiểm tra, thăm lớp, dự giờ để tư vấn và rút kinh nghiệm cho giáo viên điểm bản qua các đợt thao giảng vòng trường, kiểm tra nội bộ trường học. Hàng tháng ban giám hiệu kiểm tra chất lượng học sinh từng lớp, đánh giá giáo viên thông qua sự tiến bộ của học sinh. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, thường xuyên quan tâm động viên giáo viên các điểm trường lẻ thực hiện tốt nội quy, quy định của ngành, của trường, giảng dạy đạt chất lượng và hiệu quả. Xử lý nghiêm những giáo viên vi phạm nội quy, quy chế chuyên môn của nhà trường. Duy trì tôt mô hình của trường PTDTBT để đảm bảo mọi chế độ quyền lợi cho giáo viên và học sinh nhằm giảm bớt sự khó khăn về cơ sở vật chất cho các điểm trường lẻ, tăng cường nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất cho điểm trường chính giúp học sinh bán trú có đủ chỗ để học tập, sinh hoạt hàng ngày. Sau khi thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục các điểm trường. Đến nay chất lượng giáo dục học sinh tại các điểm trường đã được nâng lên rõ rệt, từng bước rút ngắn chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các điểm lẻ với các điểm trường chính.
Từ những thành công trên, Ban giám hiệu nhà trường nhận thấy rằng để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng giáo dục các điểm trường lẻ nói riêng thì việc đưa ra các giải pháp đồng bộ như đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đẩy mạnh đổi mới pháp dạy học, ứng dụng CNTT, dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh, dạy học phân hóa theo đối tượng học sinh... Bên cạnh đó cần làm tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học.  

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập324
  • Máy chủ tìm kiếm51
  • Khách viếng thăm273
  • Hôm nay80,320
  • Tháng hiện tại937,137
  • Tổng lượt truy cập71,646,517
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi