banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

TCCB - QUY ĐỊNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM

Thứ năm - 28/06/2018 20:47
Nhằm giúp cho những người chưa qua đào tạo sư phạm nắm vững hệ thống kiến thức và kỹ năng thực hành sư phạm để giảng dạy trong các cơ sở giáo dục, ngày 23/6/2008 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 31/2008/QĐ-BGDĐT quy định bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (NVSP). Sau đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các quyết định, thông tư:
1) Thông tư số 37/2011/TT-BGDĐT ngày 18/8/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến thủ tục hành chính tại Quyết định số 31/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23/6/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và Quyết định số 62/2007/QĐ-BGDĐT ngày 26/10/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nội dung và hình thức tuyển dụng giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và trung tâm giáo dục thường xuyên, có hiệu lực kể từ 01/10/2011;

2) Thông tư số 27/2012/TT-BGDĐT ngày 11/7/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định bồi dưỡng NVSP ban hành kèm theo Quyết định số 31/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25/8/2012;
3) Quyết định số 1090/QĐ-BGDĐT ngày 27/3/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tạm dừng tổ chức bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho những người tốt nghiệp đại học muốn trở thành giáo viên trung học phổ thông. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tạm dừng tổ chức bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho những người tốt nghiệp đại học muốn trở thành giáo viên trung học phổ thông:

- Thứ nhất: Hiện nay, số lượng học sinh đã tương đối ổn định, tính chung trong phạm vi cả nước, việc đào tạo sinh viên ngành Sư phạm đã vượt quá nhu cầu tuyển dụng giáo viên THPT của các địa phương (trong đó chưa kể đến số lượng người có bằng tốt học nghiệp đại học và có thêm chứng chỉ NVSP). Vì vậy, cùng với việc điều tiết giảm chỉ tiêu đào tạo SV ngành Sư phạm hệ chính qui, việc tạm dừng bồi dưỡng, cấp chứng chỉ NVSP là một bước điều chỉnh, góp phần giảm số lượng dư thừa nguồn tuyển dụng đối với giáo viên cấp THPT; góp phần thực hiện việc gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, nâng cao hiệu quả xã hội của hoạt động đào tạo giáo viên;

- Thứ hai: Đứng trước nhiệm vụ đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của các cơ sở đào tạo giáo viên là đổi mới chương trình đào tạo, nâng cao năng lực của giảng viên để đảm bảo chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông. Việc dừng bồi dưỡng, cấp chứng chỉ NVSP sẽ tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn này;

- Thứ ba: Hiện nay, ngoài mô hình đào tạo giáo viên truyền thống, ở nước ta đã có trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) triển khai mô hình đào tạo giáo viên theo 2 giai đoạn nối tiếp: đào tạo về khoa học cơ bản trước, sau đó đào tạo về kỹ năng sư phạm.

4) Thông tư số 25/2016/TT-BGDĐT ngày 15/12/2016 bãi bỏ Quyết định số 62/2007/QĐ-BGDĐT ngày 26/10/2007 và Điều 3 Thông tư số 37/2011/TT-BGDĐT ngày 18/8/2011.

Để thống nhất các nội dung quy định tại Quyết định số 31/2008/QĐ-BGDĐT, Thông tư số 37/2011/TT-BGDĐT, Thông tư số 27/2012/TT-BGDĐT, Thông tư số 25/2016/TT-BGDĐT, ngày 08/6/2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định Quy định bồi dưỡng NVSP tại Công văn số 05/VBHN-BGDĐT.

Xem chi tiết nội dung Công văn số 05/VBHN-BGDĐT tại đây.

Tác giả: Nguyễn Thị Mơ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập364
  • Máy chủ tìm kiếm84
  • Khách viếng thăm280
  • Hôm nay56,328
  • Tháng hiện tại1,268,085
  • Tổng lượt truy cập70,557,975
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi