banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

TCCB - TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐIỆN BIÊN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC GIẢNG DẠY TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CÔNG LẬP

Thứ hai - 09/04/2018 04:19
Ngày 16/9/2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ đã ban hành các Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông công lập. Ngay sau khi các Thông tư có hiệu lực thi hành, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị trực thuộc Sở tiến hành rà soát, thực hiện quy trình xếp lương và bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp cho giáo viên các cấp. Tính đến tháng 12/2017, toàn ngành có 10.395 giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở được xếp lương và bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên, cụ thể:
Giáo viên mầm non: 3.206 giáo viên mầm non, trong đó: 652 giáo viên được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (chiếm 21,24%); 1.257 giáo viên được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (chiếm 37,38%); 1.297 giáo viên được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng IV (chiếm 42,26%);

Giáo viên tiểu học: 4.530 giáo viên, trong đó: 1.403 giáo viên được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (chiếm 29,33%); 1.797 giáo viên được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (chiếm 42,86%); 1.330 giáo viên được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng IV (chiếm 27,8%);

Giáo viên trung học cơ sở: 2.659 giáo viên, trong đó: 1.329 giáo viên được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II (chiếm 49,98%); 1.330 giáo viên được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III (chiếm 50,02%);

Theo các Thông tư, một trong các điều kiện về đào tạo, bồi dưỡng để giáo viên được thăng hạng là có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Như vậy, nhu cầu bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên trong tỉnh là rất lớn. Nhận thấy đơn vị có đủ các điều kiện để tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên mầm non, tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh theo quy định của Thông tư số 13/2017/TT-BGDĐT ngày 23/5/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về điều kiện để các cơ sở giáo dục được tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục công lập, Trường Cao đẳng Sư phạm đã xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Căn cứ kết quả làm việc của Hội đồng thẩm định các điều kiện để tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức dạy trong các cơ sở giáo dục công lập của Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên theo Quyết định số 1830/QĐ-SGDĐT ngày 28/02/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo, nhà trường đủ điều kiện tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học hạng II, III, IV và giáo viên trung học cơ sở hạng I, II, II theo quy định hiện hành.

Ngày 30/3/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 245/QĐ-UBND giao nhiệm vụ cho Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học hạng II,III, IV và giáo viên trung học cơ sở hạng I, II, II trên địa bàn tỉnh.

Việc giao nhiệm vụ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên cho Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên có ý nghĩa to lớn đối với ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh. Đây vừa là nhiệm vụ chính trị quan trọng, vừa là cơ hội để đội ngũ giảng viên của trường cập nhật các xu thế phát triển, các chủ trương mới của ngành giáo dục; các nội dung đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; phù hợp theo đặc điểm vùng, miền giáo dục địa phương trong công tác bồi dưỡng giáo viên; bên cạnh đó, ngành cũng tận dụng được nguồn nhân lực tại chỗ trong công tác bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giúp đội ngũ giáo viên của tỉnh tiết kiệm thời gian, chi phí khi tham gia bồi dưỡng./.

Tác giả: Nguyễn Thị Mơ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập280
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm260
  • Hôm nay58,866
  • Tháng hiện tại1,233,511
  • Tổng lượt truy cập70,523,401
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi