banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

Phòng Giáo dục huyện Tuần Giáo tổ chức chuyên đề sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại trường Mầm non Thị trấn

Thứ hai - 30/12/2019 19:54
Dienbien.edu.vn - Thực hiện nhiệm vụ đổi mới trong công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, năm học 2019-2020 các trường Mầm non trong huyện Tuần Giáo không ngừng tiếp tục đổi mới trong công tác tổ chức sinh hoạt chuyên môn, bởi sinh hoạt chuyên môn là hoạt động không thể thiếu trong mỗi nhà trường nhằm góp phần hỗ trợ nâng cao năng lực trình độ chuyên môn, khả năng tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên...
Đồng thời sinh hoạt chuyên môn còn giúp cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ, tạo cơ hội cho giáo viên được chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
 Ngày 29/11/2019 Phòng GD&ĐT huyện Tuần Giáo tổ chức chuyên đề sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học cấp huyện tại trường Mầm non Thị trấn. Tham gia buổi sinh hoạt chuyên môn tại trường Mầm non Thị trấn có đồng chí Đặng Thị Thái - Chuyên viên phụ trách cấp học mầm non - Phòng GD&ĐT; đại diện Ban giám hiệu, giáo viên cốt cán của 26/26 trường Mầm non trong toàn huyện.
Chuyên đề đã tổ chức được 03 hoạt động theo hướng nghiên cứu bài học đó là: “Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn”; “Dạy trẻ kỹ năng sử dụng đồ dùng học tập an toàn thông qua hoạt động cắt dán lá cờ”;“Dạy trẻ phân biệt những đồ dùng có đôi”.

Các cô giáo về tham gia buổi sinh hoạt chuyên môn
Sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học là một loại hình hoạt động cơ bản của nhà trường, nhằm tổ chức việc học tập, nâng cao năng lực chuyên môn của giáo viên tại nhà trường thông qua nghiên cứu cải tiến việc học của trẻ trong các hoạt động và bài học hằng ngày, giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến việc học sinh học như thế nào, gặp khó khăn gì, kết quả học tập cải thiện như thế nào, các em có hứng thú tham gia vào quá trình học tập và giáo viên cần điều chỉnh về hình thức tổ chức, tương tác các đối tượng trong dạy học như thế nào để đạt mục tiêu. Đây là một hoạt động bồi dưỡng tại trường, do chính giáo viên là người thực hiện bồi dưỡng, gắn lý thuyết với thực hành, nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn của nhà trường. Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học tạo cơ hội cho mỗi cá nhân nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, phát huy khả năng sáng tạo trong dạy học thông qua hoạt động dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ dạy minh họa; rèn luyện một số kỹ năng cho giáo viên.

Cô giáo và trẻ thực hành kỹ năng thoát hiểm khi hỏa hoạn
Hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn lần này rất mới so với những lần đã tổ chức trước đây. Để thực hiện được các nội dung trong chuyên đề, ngay từ đầu năm học Phòng GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch triển khai tới các trường, trong đó nhấn mạnh việc sinh hoạt tổ chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học có những điểm mới, khác so với sinh hoạt chuyên môn theo truyền thống, do vậy cần có một sự tiếp cận mới. Một số yêu cầu về kỹ thuật khi thực hiện sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học:
- Bước 1: Chuẩn bị bài học minh họa: Giáo viên soạn bài, gửi các thành viên trong tổ góp ý; Người dạy là người quyết định thay đổi hay không thay đổi cách tổ chức các hoạt động cho trẻ vì lợi ích của trẻ...
- Bước 2: Dự giờ quan sát, suy ngẫm.
- Bước 3: Suy ngẫm, chia sẻ, thảo luận về những gì quan sát được trong bài học minh họa:
Tại buổi sinh hoạt chuyên môn người chủ trì phải linh hoạt và luôn biết xử lý tình huống phù hợp để hướng dẫn, dẫn dắt buổi thảo luận đi đúng chủ đề, tạo bầu không khí thân thiện, tích cực để thảo luận có hiệu quả và tạo được mối quan hệ tốt trong tập thể tham gia thảo luận.
Các thành viên tham dự lần lượt trao đổi về những điều mình quan sát được chi tiết nội dung có vấn đề từ trẻ hoặc nhóm trẻ, tìm hiểu, phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp. Các vấn đề trao đổi có thể tập trung vào những nội dung trọng tâm như: Thấy gì, Trẻ nào, Khi nào (phút/thời điểm nào)? Như thế nào? Thể hiện điều gì ở trẻ? (cảm nhận); Nguyên nhân/lí do dẫn đến điều đó; Học được điều gì qua thực tế trên; Làm thế nào để cải thiện vấn đề. Tìm hiểu kết quả, sản phẩm của trẻ; sự thay đổi của trẻ: Trước hành vi của giáo viên; trước hành vi kết quả của bạn…Các thành viên lắng nghe tích cực không nói lại các nội dung vấn đề đã được người khác nêu ra trước đó.



        Một số hình ảnh của buổi thảo luận, chia sẻ, rút kinh nghiệm sau dự giờ
Cuối buổi thảo luận Đồng chí Đặng Thị Thái - Chuyên viên phụ trách cấp học mầm non tóm tắt lại các vấn đề đã thảo luận suy ngẫm, những vấn đề thu hoạch được từ sinh hoạt chuyên môn. Xin ý kiến các đơn vị trường tham gia đề xuất hướng nghiên cứu suy ngẫm tiếp theo. Rút kinh nghiệm về cách thực hiện sinh hoạt chuyên môn mới.
Có th nói, với sự chuẩn bị chu đáo về đồ dùng, đồ chơi, trang phục sinh động, giáo viên vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức khi tổ chức hoạt động dạy trẻ đã thực sự đem lại những kiến thức bổ ích, sự tự tin thoải mái cho trẻ khi tham gia hoạt động. Đặc biệt giúp giáo viên rút ra được những kinh nghiệm cần thiết khi tổ chức hoạt động dạy kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi, kỹ năng thoát hiểm, kỹ năng quan sát, phân loại đạt hiệu quả tốt nhất; Quan hệ giữa các đồng nghiệp trở nên gần gũi, có sự thông cảm, gắn bó, chia sẻ khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ, lắng nghe, tôn trọng sự khác biệt, khiêm tốn học hỏi lẫn nhau…
Buổi sinh hoạt tổ chuyên môn theo phương pháp nghiên cứu bài học đã diễn ra trong không khí cởi mở, chân tình, thẳng thắn. Từ đó mỗi giáo viên đã rút ra kinh nghiệm cho bản thân để ngày càng nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ toàn diện và hiệu quả tại các trường mầm non huyện Tuần Giáo./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,212
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm56
  • Khách viếng thăm2,155
  • Hôm nay427,380
  • Tháng hiện tại2,316,506
  • Tổng lượt truy cập73,025,886
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi