Đất Điện Biên từ xưa vốn là miền biên giới xa xôi mà ông cha ta đã đặt cho cái tên đầy ý nghĩa là nơi biên khu được bảo tồn, gìn giữ, vững chắc như chiếc âu vàng nằm trong lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc, như trong câu thơ đầy khí thế tự tôn dân tộc của đức vua Trần Nhân Tông sau khi chiến thắng giặc ngoại xâm, trở về bái yết Chiêu Lăng: “Sơn hà thiên cổ điện kim âu” (Non sông nghìn thủa vững âu vàng).
Nghề dạy học là ước mơ thuở nhỏ của bao nhiêu cô cậu học trò. Ước mơ ấy sẽ thành hiện thực nếu ta biết nhìn về trước, biết chắt lọc những điều nhỏ bé giản dị để tìm thấy hạnh phúc niềm vui lý tưởng sống của mình.
Phía sau nhịp sống vội vã của cuộc mưu sinh nơi thành phố ồn ào, náo nhiệt là những con người vẫn ngày qua ngày lặng thầm với những chuyến đi đến với lớp học vùng cao. Không cần tô vẽ, không cần hình tượng hóa, chỉ bằng thứ ngôn từ giản dị, mộc mạc, chất phác mà cảm động, tác giả Trần Ngọc Sơn trong bài thơ Em là cô giáo vùng cao đã thêm một lần tạo dựng bức chân dung thật đẹp về những Người Mẹ - cô giáo vùng cao.