banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

CHVH - NGHĨ VỀ ĐỜI - NGHĨ VỀ NGHỀ

Thứ bảy - 18/11/2017 02:59
Ngày 20/11 hàng năm là ngày mà cả xã hội tôn vinh những Người thầy, Người cô - những người làm công tác giáo dục: Ngày nhà giáo Việt Nam!
Cùng với sự phát triển của đất nước trong xu thế mở cửa hội nhập, nhận thức của người dân về truyền thống "tôn sư trọng đạo" cũng được nâng lên,  cha mẹ học sinh cũng quan tâm hơn đến các thầy cô giáo, những người hàng ngày trực tiếp dạy dỗ con em mình.
 
" Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy"
         
Những tình cảm ấy cũng là nguồn động viên đối với các thầy giáo, cô giáo. Song suy cho cùng, không có sự quan tâm ấy thì những người thầy, người cô vẫn phải từng ngày từng giờ cố gắng hoàn thành công việc vất vả, thầm lặng của mình. Tùy theo đặc thù nhiệm vụ mà  mỗi cấp học, ngành học đều có những khó khăn vất vả riêng. Nhất là đối với các cô giáo, họ là lao động nữ, ngoài công việc ở trường học, họ còn phải đảm đương công việc trong gia đình, chăm sóc con cái... Song quỹ thời gian chỉ có vậy, 8 tiếng hay 12 tiếng một ngày...cũng không đủ, tất yếu phải lạm vào giờ ngủ, giờ ăn, phải hi sinh bản thân mình - những nhu cầu tối thiểu nhất. Nếu không được gia đình, chồng con thông cảm, chia sẻ, chắc chắn họ lại phải chịu thêm một gánh nặng áp lực về tinh thần. Vậy các cô giáo mong muốn điều gì ở tổ chức của họ - nơi mà mỗi ngày họ dành đến cả 2/3 thời gian?
         
Như tất cả những người làm nghề dạy học, các cô giáo chắc chắn sẽ rất vui vì thấy công sức của mình được bù đắp bởi sự lớn khôn trường thành mỗi ngày của học trò.
         
Nhưng thiết nghĩ họ sẽ mong muốn có được một môi trường làm việc trong lành, quan hệ đồng nghiệp đoàn kết thân ái. Nơi đó, Hiệu trưởng - Nhà quản lý không bị biến thành "cảnh sát trưởng", không có những cuộc họp nặng nề, sát phạt... Nhà quản lý hơn bao giờ hết cần tạo dựng môi trường làm việc thân thiện; tạo động lực cho giáo viên, để họ cảm nhận thật sự "Trường là nhà","mỗi ngày đến trường là một ngày vui"! Thật nặng nề, thật bị "đầu độc" nếu trong tổ chức ấy luôn ẩn chứa những mâu thuẫn, đố kị, mạch ngầm trù úm, bon chen... (quan hệ thủ trưởng - nhân viên, quan hệ đồng nghiệp).

Trong bối cảnh toàn Ngành giáo dục thi đua "Dạy tốt- Học tốt", thi đua lập thành tích chào mừng kỉ niệm 35 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học"..... Người cán bộ quản lý hãy "Đổi mới" từ những gì thiết thực nhất - đó là đổi mới cách nghĩ, cách làm, cách quản lí tổ chức; tạo dựng môi trường làm việc trong lành thân thiện.
         
Tôi còn nhớ, một đồng chí lãnh đạo Sở đã chia sẻ quan niệm về nội hàm "xây dựng trường học thân thiện" - phải được hiểu là "xây dựng các mối quan hệ, xây dựng môi trường trong lành, thân ái- thân thiện trong các mối quan hệ, ứng xử". Đúng như vậy, nên phải chăng, cố nhà văn Nam Cao từ những năm 40 của TK XX cũng đã từng trăn trở về "chất độc" đố kị, bon chen đã lan ra trong cuộc sống của những nhà giáo nghèo...biến cuộc sống của họ thành "Sống mòn"!
         
Hãy làm trong sạch Tổ chức của mình - Tạo dựng bầu không khí làm việc thân thiện, nơi ấy chan chứa tình thương, lòng nhân ái, sự sẻ chia!

Thiết nghĩ đó là mong ước của tất cả các Nhà giáo, giúp học có động lực để sáng tạo, để cống hiến tận tụy, tận tâm hơn nữa cho Sự nghiệp trồng người cao cả này./.

Tác giả: Lê Kiều Oanh - Phó hiệu trưởng trường THPT Thanh Nưa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập245
  • Máy chủ tìm kiếm45
  • Khách viếng thăm200
  • Hôm nay45,297
  • Tháng hiện tại1,198,188
  • Tổng lượt truy cập70,488,078
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi