banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

GDTH - Nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở trường tiểu học số 2 xã Quài Cang, huyện Tuần Giáo

Thứ hai - 12/11/2018 03:50
Giáo dục học sinh khuyết tật học hòa nhập là một nhiệm vụ quan trọng trong các nhà trường, đó cũng chính là mục tiêu giáo dục của Đảng, Nhà nước đặt ra trong thời kì đổi mới và hội nhập.

Trong những năm học qua, trường Tiểu học số 2 Quài Cang luôn vận động được 100% số học sinh khuyết tật ra học hòa nhập. Năm học 2018-2019, nhà trường có 197 học sinh, trong đó có 6 học sinh khuyết tật về vận động, trí tuệ và thần kinh. Tạo cơ hội cho các em khuyết tật có điều kiện được học tập, vui chơi, hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa.

Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho học sinh khuyết tật có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện cho trẻ, đặc biệt là đối với trẻ khuyết tật. Bởi vì khi có môi trường giáo dục tốt sẽ giúp phát triển nhân cách cho trẻ đồng thời giúp trẻ phát triển về tiềm năng của các tư chất, các năng lực tinh thần. Hơn nữa đối với trẻ khuyết tật rất nhạy cảm với mọi tác động bên ngoài. Không những bệnh tật, thiếu dinh dưỡng có thể gây tác hại lâu dài mà ngay cả những thiếu sót trong cách thức giáo dục, trong quan hệ tình cảm cũng dễ làm nẩy sinh những chấn thương tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Cho nên các thầy, cô giáo có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục hòa nhập. Việc giáo dục trẻ khuyết tật phải thường xuyên được cải tiến, đổi mới, phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và sở thích của trẻ. Kiên quyết tránh mọi hình thức gò bó, áp đặt, mệnh lệnh làm căng thẳng, ức chế tâm lý trẻ. Người giáo viên phải thường xuyên trò chuyện, âu yếm vỗ về trẻ, tạo cho trẻ tâm thế vui vẻ, thoải mái, tạo môi trường thân thiện để trẻ được hòa nhập cùng với bạn bè, xây dựng nhóm bạn cùng chơi với trẻ. Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin thích đến trường.

 

Song song với nhiệm vụ xây dựng môi trường thân thiện để trẻ khuyết tật hòa nhập thì việc dạy trẻ mọi lúc mọi nơi là việc làm rất cần thiết. Đối với trẻ khuyết tật thì khả năng nhận thức, diễn đạt những ý nghĩ, mong muốn rất hạn chế. Vì thế giáo viên phải thường xuyên quan tâm chăm sóc, trò chuyn, giúp đỡ trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động. Việc giáo dục trẻ khuyết tật phải thực hiện một cách thường xuyên, phải kiên trì, nhẫn nại, thường xuyên nhắc nhở giáo dục trẻ trong trường, trong lớp phải yêu thương, giúp đỡ bạn lúc khó khăn, cùng chơi với bạn… Đây cũng là cơ hội tốt để giáo dục tình cảm, lòng nhân ái, nhân cách sống và kỹ năng sống cho trẻ.

Gia đình và nhà trường là cái nôi nuôi dưỡng trẻ trong những tháng đầu đời, nhà trường và gia đình đều có những ưu thế riêng. Chính vì vậy việc kết hợp giữa hai lực lượng này là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật. Giáo viên cần dành thời gian nhất định để trao đổi với phụ huynh về những chuyển biến của trẻ và có những đề xuất cần phụ huynh phối hợp. Đồng thời qua trao đổi với phụ huynh người giáo viên cũng biết thêm được một số cá tính của trẻ ở nhà để có hướng rèn luyện, uốn nắn trẻ.

Để tổ chức cho học sinh khuyết tật tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy sáng tạo là một yêu cầu hết sức quan trọng. Để thực hiện được vấn đề này đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu sắc về các cơ sở khoa học và phương pháp giáo dục trẻ, phải có kỹ năng nghề nghiệp, phải linh hoạt, nhạy bén, sáng tạo, chu đáo và tỉ mỷ để phát hiện những khả năng tiềm ẩn và đáp ứng kịp thời những nhu cầu đòi hỏi của trẻ. Tạo cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn hòa nhập tham gia hoạt động với các bạn.

Trong quá trình giáo dục học sinh khuyết tật, giáo viên cần thay đổi về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức và đánh giá kết quả dạy học phù hợp với nhu cầu, khả năng và hứng thú nhằm phát triển đến mức tối đa tiềm năng và năng lực của học sinh. Đối với học sinh khuyết tật học tập, sự điều chỉnh là rất cần thiết, tùy theo khả năng nhận thức và mức độ khó khăn của học sinh mà giáo viên lựa chọn cách thức điều chỉnh. Đặc biệt, trong quá trình giáo dục người giáo viên cần thường xuyên theo dõi sự tiến bộ của trẻ để đưa ra những tiêu chí cụ thể đánh giá học sinh theo từng từng tuần, từng tháng.

Cùng với mục tiêu chung về công tác giáo dục, trường Tiểu học Số 2 Quài Cang quyết tâm xây dựng môi trường giáo dục hòa nhập thân thiện, bình đẳng, không có sự kì thị, phân biệt góp phần chia sẻ, động viên các em vượt qua mọi khó khăn, vươn lên trong cuộc sống./.

Tác giả: Quang Đức Trường Tiểu học số 2 xã Quài Cang

Nguồn tin: Trường THPT Thị xã Mường Lay

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập434
  • Máy chủ tìm kiếm86
  • Khách viếng thăm348
  • Hôm nay77,310
  • Tháng hiện tại1,289,067
  • Tổng lượt truy cập70,578,957
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi