banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

Kết quả triển khai thực hiện đổi mới Chương trình sách giáo khoa lớp 1, lớp 2. lớp 6 trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thứ tư - 17/11/2021 03:26
Dienbien.edu.vn - Căn cứ hệ thống văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên đã ban hành văn bản số 168/SGDĐT-GDTrH ngày 23/01/2019 về việc triển khai Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình GDPT để các đơn vị cơ sở chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức quán triệt tới toàn thể cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên, học sinh về Chương trình GDPT 2018
Ban hành Quyết định số 734/QĐ-SGDĐT ngày 13/02/2019 về việc thành lập Tổ triển khai thực hiện đổi mới Chương trình, sách giáo khoa GDPT Sở Giáo dục và Đào tạo; Quyết định số 2154/QĐ-SGDĐT ngày 10/5/2019 về việc thành lập Tổ cốt cán cấp tỉnh thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình GDPT; Văn bản số 1253/SGDĐT-GDTrH ngày 13/6/2019 triển khai Kế hoạch tổng thể (ban hành kèm theo Quyết định số 408/QĐ-UBND ngày 07/5/2019 của UBND tỉnh) về thực hiện đổi mới Chương trình, sách giáo khoa GDPT tỉnh Điện Biên để hướng dẫn cụ thể, chi tiết tới các phòng  Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện chất lượng, hiệu quả, đảm bảo lộ trình Kế hoạch của UBND tỉnh.
Triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1 từ năm học 2020-2021; lớp 2, lớp 6 năm học 2021-2022.  Năm học 2020-2021 thực hiện đối với lớp 1: Tổng số 148 trường tiểu học (23 trường tiểu học và THCS), khối lớp 1 với 724 lớp và 15.814 học sinh. Năm học 2021-2022: Triển khai thực hiện đối với lớp 1, lớp 2, lớp 6: 140 trường tiểu học (26 trường tiểu học và THCS), khối lớp 1 với 710 lớp và 15.790 học sinh; khối lớp 2 với 658 lớp và 15.460 học sinh. 122 trường THCS, khối lớp 6 với 370 lớp và 13.140 học sinh.
Giáo viên dạy chuyên đề môn Tự nhiên xã hội  lớp 1, Chương trình GDPT 2018
tại trường Tiểu học số 2 Thị trấn Tuần Giáo
Huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng CSVC trường lớp đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình GDPT 2018, năm học 2021-2022 cấp tiểu học có tổng số 3.075 phòng/2.925 lớp (1,05 phòng học/lớp); trong đó: phòng kiên cố 61,3% (1886 phòng), phòng bán kiên cố 31,9% (983 phòng), phòng tạm 5,72 % (176 phòng), phòng mượn 0,97% (30 phòng).  Phòng học bộ môn có: 116 phòng Tin học/140 trường (82,85%); 96 phòng ngoại ngữ (68,57%); 25 phòng giáo dục thể chất (17,85%); 50 phòng Mĩ Thuật (35,71%); 96 phòng giáo dục nghệ thuật (68,57%), 23 phòng học đa năng (16,42%). Cấp THCS có tổng số 1.700 phòng/1.417 lớp (1,2 phòng học/lớp). Trong đó: phòng kiên cố 83,4% (1.417 phòng), phòng bán kiên cố 13,2% (225 phòng), phòng tạm 2,8% (47 phòng), phòng mượn 0,6% (11 phòng). Phòng hỗ trợ học tập: 368 phòng/120 trường. Trong đó: phòng kiên cố 60,9% (224 phòng), phòng bán kiên cố 31,8% (117 phòng), phòng tạm 7,3% (27 phòng).
Về thiết bị dạy học (cấp tiểu học): Các trường tiến hành rà soát thiết bị dạy học lớp 1, lớp 2 lựa chọn những thiết bị phù hợp để tiếp tục sử dụng cho những năm học tiếp theo. Xây dựng kế hoạch kinh phí và tổ chức mua thiết bị dạy học mới theo quy định tại Thông tư số 05/2019/TT-BGDĐT ngày 05/4/2019 về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1, đảm bảo 01 bộ thiết bị tối thiểu/01 lớp theo quy định. Tiếp tục sử dụng những thiết bị hiện có như " Bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt 1, Bộ đồ dùng dạy học Toán 1"; (cấp THCS) các trường tiến hành rà soát toàn bộ thiết bị dạy học hiện có, lựa chọn, ưu tiên thiết bị để thực hiện dạy học đối với lớp 6. Xây dựng kế hoạch kinh phí mua bổ sung thiết bị dạy học theo quy định tại Thông tư số 44/2020/TT-BGDĐT ngày 03/11/2020 về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 6.
Chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đối với cấp Tiểu học: Năm học 2021-2022 có tổng số 415 cán bộ quản lý, số CBQL chưa đạt chuẩn đại học 31 (7,47%); Tổng số giáo viên 4.185 người/2.925 lớp (1,43 giáo viên/lớp). Số giáo viên tiểu học chưa đạt chuẩn trình độ Đại học theo quy định của Luật giáo dục 2019 còn 1.295/4.185 (30,9%). Giáo viên dạy chuyên có 866/2.924 (0,29 giáo viên/lớp); trong đó có 124 giáo viên Tin học, 213 giáo viên Tiếng Anh, 149 giáo viên âm nhạc, 154 giáo viên Mĩ Thuật, 226 giáo viên Thể dục. 100% cán bộ quản lý trường Tiểu học được bồi dưỡng về quản lý giáo dục và đổi mới hoạt động trường tiểu họcChương trình GDPT 2018 trong tháng 8 năm 2019. 145 giáo viên cốt cán cấp trường của tỉnh đã được Trường đại học sư phạm Thái Nguyên bồi dưỡng về chương trình tổng thể, chương trình môn học qua hệ thống LMS modul 1.2.3.4.5.9 (mô đun 6.7.8 sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tập huấn trong  năm 2022,2023). Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức bồi dưỡng cho 50 tổ trưởng chuyên môn, 25 hiệu trưởng trường tiểu học về quản lý, chỉ đạo Chương trình GDPT 2018 mô đun 1.2.3.4 (các mô đun 5.9 tập huấn từ nay đến cuối năm 2021; các mô đun 6.7.8 sẽ tập huấn trong năm 2022,2023). Đến thời điểm hiện tại 100% CBQL, GV các cơ sở được tập huấn, bồi dưỡng về thực hiện Chương trình GDPT 2018 qua các mô đun bằng hình thức trực tuyến qua hệ thống LMS. Đã hoàn thành tập huấn các mô đun 1.2.3.4 (các mô đun 5.9 tập huấn từ nay đến cuối năm 2021; các mô đun 6.7.8 sẽ tập huấn trong năm 2022,2023).  Đối với cấp THCS: Năm học 2021-2022 có Tổng số 3.816 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; trong đó: 272 CBQL, 2.943 giáo viên, 601 nhân viên; tỉ lệ 2,1 giáo viên/lớp (2.943 GV/1.417 lớp). Trình độ đào tạo: CBQL 263/272 trình độ đào tạo từ đại học trở lên tỉ lệ 96,7%, 9/272 trình độ đào tạo cao đẳng tỉ lệ 3,3%; giáo viên 2.560/2.943 trình độ đào tạo từ đại học trở lên tỉ lệ 87,0%, 383/2.943 trình độ đào tạo cao đẳng tỉ lệ 13,0%. 132 giáo viên phổ thông cốt cán cấp THCS, 34 giáo viên phổ thông cốt cán cấp THPT được Trường đại học sư phạm Thái Nguyên tập huấn, bồi dưỡng về Chương trình GDPT 2018 qua các mô đun bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến qua hệ thống LMS. 17 CBQL cốt cán cấp THCS, 06 CBQL cốt cán cấp THPT được Học viện Quản lý giáo dục tập huấn, bồi dưỡng về Chương trình GDPT 2018 qua các mô đun bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến qua hệ thống LMS. Đến thời điểm hiện tại 100% CBQL, GV các trường THCS, THPT được tập huấn, bồi dưỡng về thực hiện Chương trình GDPT 2018 qua các mô đun bằng hình thức trực tuyến qua hệ thống LMS. Đã hoàn thành tập huấn các mô đun 1.2.3.4 (các mô đun 5.9 tập huấn từ nay đến cuối năm 2021; các mô đun 6.7.8 sẽ tập huấn trong năm 2022,2023).

Hội thảo dạy học lớp 1 Chương trình GDPT 2018 tại Phòng Giáo dục và Đào tạo
thành phố Điện Biên Phủ
Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Điện Biên trong Chương trình GDPT 2018 được xây dựng đối với cấp tiểu học có 31 chủ đề. Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Điện Biên (lớp 1) được UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt tại Quyết định số 947/QĐ-UBND ngày 17/9/2020 và tổ chức thực hiện từ học kì 2 năm học 2020-2021. Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Điện Biên lớp 2 được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tại Quyết định số 2990/QĐ-BGDĐT ngày 27/9/2021 và tổ chức thực hiện từ học kì 1 năm học 2021-2022.  Đối với cấp THCS có 24 chuyên đề do Dự án THCS vùng khó khăn nhất - Bộ Giáo dục và Đào tạo hỗ trợ biên soạn đã hoàn thành. Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Điện Biên (lớp 6) được phê duyệt tại Quyết định số 2814/QĐ-BGDĐT ngày 08/9/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào sử dụng tại các trường THCS ngày từ đầu năm học 2021-2022. Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7,8,9 tiếp tục được tổ chức thẩm định và đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt trong năm học 2021-2022. Đối với cấp THPT có 11 chuyên đề hiện đang tổ chức khảo sát, thu thập thông tin và biên soạn. Đối với tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 đang thực hiện dạy thực nghiệm tại các trường THPT, lấy ý kiến rộng rãi hoàn thiện và hoàn thiện trong tháng 11 năm 2021; hoàn thành thẩm định trong tháng 12 năm 2021; đối với tài liệu giáo dục địa phương lớp 11,12 phấn đấu hoàn thành biên soạn, thẩm định trong năm 2022; trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt đúng thời gian quy định.
Để góp phần hoàn thành nhiệm vụ năm học khi thực hiện Chương trình GDPT 2018. Sở  Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản số 1806/SGDĐT-GDTH ngày 14/9/2018 hướng dẫn các đơn vị tăng cường công tác truyền thông năm học 2018-2019, chú trọng truyền thông những vấn đề mới với xã hội như: Mô hình trường học mới Việt Nam; chương trình Tiếng Việt lớp 1 - CNGD; đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất học sinh; chỉ đạo thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Văn bản số 1821/SGDĐT-GDTH ngày 28/8/2019 về hướng dẫn công tác truyền thông giáo dục tiểu học năm học 2019-2020 tập trung vào tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cộng đồng về Chương trình GDPT 2018. Thực hiện các giải pháp chuyển tiếp từ Chương trình hiện hành sang Chương trình giáo dục phổ thông mới. Văn bản số 2068/SGDĐT-GDTH ngày 09/9/2021 về nâng cao chất lượng công tác truyền thông năm học 2021-2022; hàng tháng các phòng GDĐT đều có ít nhất 01 bài gửi về đăng trên Webst của Sở.
Trong thời gian tới Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên tiếp tục tăng cường truyền thông về giáo dục và đào tạo; về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đổi mới chương trình, sách giáo khoa trên địa bàn tỉnh. Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng, đội ngũ giáo viên tham mưu tuyển dụng bổ sung đáp ứng triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018; tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cốt cán các môn học để phục vụ tốt nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên, đặc biệt các chủ đề, chuyên đề triển khai chương trình, sách giáo khoa. Tiếp tục tổ chức rà soát, sắp xếp, sửa chữa sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có; chủ động tham mưu các cấp đầu tư cơ sở vật chất đủ theo quy định của từng cấp học, bổ sung thiết bị dạy học tối thiểu đảm bảo việc thực hiện đổi mới của từng khối lớp, từng cấp học. Tham gia tập huấn CBQL, GV phổ thông cốt cán và đại trà cấp Tiểu học, THCS, THPT về triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 mô đun (5, 9). Triển khai hiệu đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo chỉ đạo của Bộ GDĐT. Chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán; tăng cường vai trò nòng cốt của đội ngũ giáo viên cốt cán cấp tỉnh, cấp cụm trường. Tổ chức tốt quy định sinh hoạt chuyên môn với nhiều hình thức phong phú, đang dạng: cấp trường, cụm trường, cấp huyện; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Tiếp tục tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách, huy động các nguồn lực để xây dựng mới, tu sửa kịp thời số phòng học hiện có đảm bảo cho triển khai Chương trình GDPT; sắp xếp, sử dụng hợp lý các phòng học và các phòng chức năng. Đầu tư xây dựng mới các phòng chức năng; tiến hành rà soát thiết bị dạy học, mua bổ sung đáp ứng yêu cầu phụ vụ dạy học.
Với sự cố gắng quyết tâm của toàn ngành giáo dục, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ được các cơ sở giáo dục phổ thông triển khai hiệu quả trên địa bàn tỉnh Điện Biên, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập ./.

Tác giả: Đào Thái Lai

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,012
  • Máy chủ tìm kiếm42
  • Khách viếng thăm1,970
  • Hôm nay571,737
  • Tháng hiện tại2,118,757
  • Tổng lượt truy cập72,828,137
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi