banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

VĂN PHÒNG: BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRIỂN KHAI LỒNG GHÉP CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN

Thứ ba - 03/12/2013 03:50
Trong 02 ngày, từ 27/11/2013 đến 28/11/2013, đoàn công tác liên Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động Thương binh & Xã hội và Bộ Y tế do Tiến sỹ Nguyễn Hồng Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo làm trưởng đoàn đã đến làm việc với ngành Giáo dục và Đào tạo Điện Biên, triển khai lồng ghép các hoạt động về phòng chống HIV/AIDS, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong trường học.
Đoàn đã tiến hành kiểm tra, khảo sát tình hình thực hiện công tác giáo dục phòng chống HIV/AIDS của ngành Giáo dục và Đào tạo Điện Biên thông qua trao đổi, làm việc với lãnh đạo, cán bộ phụ trách công tác phòng chống HIV/AIDS của Sở GD&ĐT, kiểm tra, khảo sát thực trạng ở 02 trường THPT và 02 trường THCS trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và Huyện Điện Biên. Tại mỗi trường học, đoàn đã tiến hành phỏng vấn sâu các lãnh đạo nhà trường, Bí thư Đoàn thanh niên, cán bộ y tế; trao đổi thảo luận nhóm với 8 giáo viên và khảo sát 35 học sinh /lớp.
 

Đoàn công tác liên Bộ kiểm tra tại trường THPT thành phố Điện Biên Phủ
 
Thông qua các hoạt động trên, đoàn kiểm tra khảo sát đã nắm bắt được một cách chính xác, khách quan thực trạng công tác giáo dục phòng chống HIV/AIDS trong các nhà trường của tỉnh Điện Biên. Đoàn đã đánh giá cao về việc tổ chức, triển khai công tác giáo dục phòng chống HIV/AIDS của ngành GD&ĐT Điện Biên; học sinh trong các trường học có những hiểu biết căn bản về căn bệnh HIV/AIDS, về các đường lây truyền, cách phòng chống cũng như cách ứng xử nhân văn với người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
 

Toàn cảnh lớp tập huấn HIV/AIDS
 
Đồng thời với việc kiểm tra, khảo sát tại các nhà trường, đoàn cũng đã tổ chức một lớp tập huấn về Xây dựng mô hình truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cho 25 giáo viên cốt cán cấp THCS thuộc địa bàn huyện Điện Biên và Thành phố Điện Biên Phủ. Tại lớp tập huấn, học viên được cung cấp thêm các thông tin, kiến thức mới về HIV/AIDS và các vấn đề liên quan đến kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong trường học và cộng đồng; một số sự thật về trẻ em và HIV/AIDS trong giai đoạn hiện nay; được nghe giới thiệu một số mô hình truyền thông giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong trường học và  thảo luận về các vấn đề liên quan…

Việc tổ chức triển khai lồng ghép các hoạt động về phòng chống HIV/AIDS, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong trường học tại Điện Biên của đoàn công tác liên Bộ thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ ngành liên quan trong công tác giáo dục phòng chống HIV/AIDS trong trường học hiện nay, đặc biệt có ý nghĩa đối với một địa phương  số người nhiễm HIV/AIDS nhiều so các tỉnh thành trong cả nước như Điện Biên; qua đây, Sở GD&ĐT cũng có thêm các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác chỉ đạo, triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục phòng chống HIV/AIDS trong thời gian tới; đội ngũ giáo viên có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động cụ thể nhằm làm tốt công tác truyền thông, giáo dục phòng chống HIV/AIDS, đặc biệt là giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong trường học cũng như trong cộng đồng./.

Tác giả: Cao Mai Hoa

Nguồn tin: Sở Giáo dục và Đào tạo

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,249
  • Máy chủ tìm kiếm60
  • Khách viếng thăm2,189
  • Hôm nay472,998
  • Tháng hiện tại2,362,124
  • Tổng lượt truy cập73,071,504
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi