Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên

https://dienbien.edu.vn


Một số thành tựu tiêu biểu của Giáo dục Tiểu học huyện Điện Biên năm học 2021-2022.

Dienbien.edu.vn - Năm học 2021- 2022 cùng với cả nước Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên nói chung cấp tiểu học nói riêng đã vượt qua đại dịch Covid-19 một cách an toàn; nội dung chương trình kế hoạch giáo dục của các nhà trường được đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng giáo dục học sinh các nhà trường có nhiều chuyển biến tích cực là tiền đề để thầy và trò các nhà trường cùng nỗ lực cố gắng phấn đấu thi đua đạt nhiều thành tích trong giáo dục
1. Đặc điểm tình hình giáo dục của địa phương
Năm học 2021- 2022 cùng với cả nước Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên nói chung cấp tiểu học nói riêng đã vượt qua đại dịch Covid-19 một cách an toàn; nội dung chương trình kế hoạch giáo dục của các nhà trường được đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng giáo dục học sinh các nhà trường có nhiều chuyển biến tích cực là tiền đề để thầy và trò các nhà trường cùng nỗ lực cố gắng phấn đấu thi đua đạt nhiều thành tích trong giáo dục.
Đ/c Đặng Quang Huy-  Trưởng Phòng GD&ĐT triển khai công tác đầu năm học 2021-2022
Toàn huyện có 22 trường tiểu học và 04 trường TH&THCS, 48 điểm trường lẻ. Tổng số 389 lớp 10.012 học sinh, học sinh dân tộc 7.475 em; 100% học sinh học 2 buổi/ngày, bình quân đạt 385 học sinh/trường; tỉ lệ 25,74 học sinh/lớp. Có 6 trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học 2 trường có học sinh bán trú với 1.308 học sinh.
Tổng số cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên 732 người trong đó 57 cán bộ quản lý, 562 giáo viên, 22 giáo viên tổng phụ trách đội, 54 nhân viên; hợp đồng bảo vệ: 37 (cán bộ, giáo viên 641 người: đạt chuẩn theo luật giáo dục 2019 là 495/641 người đạt tỉ lệ 77,2%, trong đó có 18 cán bộ, giáo viên có trình độ Thạc sĩ);  giáo viên văn hoá: 420, giáo viên môn Tin học: 21, Âm nhạc: 24, mĩ thuật: 23; Tiếng Anh 45, Giáo dục thể chất: 29;  giáo viên đứng lớp 562/389 lớp tỉ lệ giáo viên/lớp đạt 1,45. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cơ bản đầy đủ đáp ứng nhu cầu dạy học, đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
2. Thực hiện chương trình giáo dục 
Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT, Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT được đảm bảo; Thực hiện Chương trình tiếng Anh bắt buộc 4 tiết/tuần ở 22/22 trường và 04 trường TH&THCS với 214 lớp 5887/5887 học sinh, đạt tỉ lệ 100%; dạy học tự chọn tiếng Anh lớp 1,2 ở 161/175 lớp với 3970/4125 học sinh tỉ lệ 96,2%; Dạy học Tin học tự chọn 2 tiết/tuần cho học sinh lớp 3,4,5 với 5351/5887 tỉ lệ 90,9%; dạy học tiếng Thái cho học sinh lớp 4,5 tại 03 trường tiểu học với 12 lớp và 210 học sinh.
Đ/c Lò Văn Hải- UVBTV huyện ủy, Phó chủ tịch HĐND huyện, Đ/c Đặng Quang Huy- Huyện ủy viên, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo trao giấy khen cho giáo viên tại Lễ tổng kết Hội thi giáo viên giỏi cấp huyện
Tổ chức Hội thi giáo viên giỏi, tổng phụ trách đội giỏi cấp huyện, kết thúc Hội thi Ban tổ chức công nhận 153/156 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp huyện, 17/18 giáo viên đạt tổng phụ trách đội giỏi.
Tổ chức thành công giao lưu Violympic cho học sinh khối 4,5 trong toàn huyện ở các môn Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh; có 330/555 học sinh đạt giải, tỉ lệ 59,5% trong đó có 09 giải nhất, 43 giải nhì, 78 giải ba, 200 giải khuyến khích; công nhận cho 55 học sinh đạt giải giao lưu Giải toán trên Internet lớp 3 cấp huyện
Chất lượng cuối học kỳ của cấp học có nhiều chuyển biến tích cực, tổng số học sinh được đánh giá 9973/10012 (39 học sinh khuyết tật không đánh giá). Môn tiếng Việt hoàn thành tốt 4285/9973 tỉ lệ 43,0%, vượt so với năm học trước 9,3%; hoàn thành 5607/9973 tỉ lệ 56,2%; chưa hoàn thành 81/9973 tỉ lệ 0,8%. Môn Toán hoàn thành tốt 4324/9973 tỉ lệ 43,4%, so với năm trước vượt 7,9%; hoàn thành 5574/9973 tỉ lệ 55,9%; chưa hoàn thành 75/9973 tỉ lệ 0,7%.
3. Triển khai hiệu quả Chương trình GDPT 2018
Để triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018 Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường rà soát cơ cấu đội ngũ giáo viên các môn học và báo cáo số lượng, cơ cấu các loại hình giáo viên; chỉ đạo các trường bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên phù hợp với năng lực sở trường; phối hợp với Ban Tổ chức và Nội vụ tham mưu với UBND huyện tuyển dụng các loại hình giáo viên để bố trí cơ bản đủ tỉ lệ giáo viên/lớp. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, bám trường, bám lớp tâm huyết với sự nghiệp trồng người, có đủ năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Đ/c Thái Văn Tài- Vụ trưởng Vụ GDTH, Bộ Giáo dục và Đào tạo làm việc với huyện Điện Biên
Tổ chức bồi dưỡng các mô đun tại trường theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1, lớp 2, cho cán bộ quản lý, giáo viên các nhà trường, kết quả có 641 người tham gia, tỉ lệ 100%. Tạo điều kiện cho CBQL, giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo tham gia các lớp học đạt chuẩn trình độ theo quy định của Luật giáo dục năm 2019, Nghị định 71/NĐ-CP, hiện có 114/146 cán bộ quản lý, giáo viên đang học các lớp liên kết đào tạo đại học số còn lại là giáo viên chuẩn bị nghỉ hưu
Để nâng cao chất lượng dạy học lớp 1, lớp 2 Phòng Giáo dục và Đào tổ chức thực hiện sinh hoạt chuyên môn cấp huyện, cấp cụm dựa trên nghiên cứu bài học theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua các hình thức trực tuyến đảm bảo cho công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, thông qua buổi sinh hoạt chuyên môn nâng cao năng lực dạy học, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Chương trình, sách giáo khoa lớp 1 lớp 2. Các trường tích cực chỉ đạo giáo viên tham gia tự học, tự nghiên cứu bài giảng và tài liệu trực tuyến trên các Website của các nhà xuất bản như hành trang số, Olm.vn…..
4. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia
Chỉ đạo các trường duy trì và giữ vững trường đạt chuẩn Quốc gia, đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch của tỉnh và huyện giao, năm học 2021-2022 toàn huyện có 21/22 trường đạt chuẩn quốc gia đạt tỉ lệ 95,45%, trong đó 12 trường đạt chuẩn quốc gia Mức độ 1 và 09 trường đạt chuẩn quốc gia Mức độ 2; 18/22 trường được kiểm định chất lượng giáo dục, tỉ lệ 81,8%, trong đó cấp độ 2 là 5/18 trường, cấp độ 3 là 13/18 trường.
Đ/c Lê Quang Vinh- Trưởng phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra trường TH xã Pom Lót
Năm học 2021-2022, UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành kiểm định chất lượng và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia cho 05 trường, trong đó mức độ 2 là 03 trường (TH xã Pom Lót, TH xã Noong Hẹt, TH xã Thanh Yên) 02 trường mức 1 (TH số 2 xã Thanh Xương, PTDTBT TH xã Mường Pồn), tích cực tham mưu với UBND huyện bố trí kinh phí để xây dựng, sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường kiểm định chất lượng và công nhận trường chuẩn quốc gia theo đúng quy định. Phối hợp với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương huy động nguồn lực của nhân dân tu sửa xây dựng trường chuẩn quốc gia, tiêu biểu ở các trường TH  xã Thanh Yên, TH xã Noong Hẹt, TH xã Pom Lót, TH số 2 xã Thanh Xương, PTDTBT TH xã Mương Pồn.

5. Triển khai chương trình thư viện trường nhà trường
Tổ chức xây dựng thư viện nhà trường và phát triển hệ thống thư viện trên địa bàn giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; huy động ngày công lao động và kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị, tài liệu học tập, tài liệu tham khảo trong thư viện và trong mỗi lớp học; tổng số sách được bổ sung trong năm học sách tham khảo dành cho học sinh 7.669 quyển, sách tham khảo dành cho giáo viên 2.125 quyển, sách truyện 21.580 quyển; sách truyện bổ sung trong năm học 5.110 quyển. Tổng số bộ sách giáo khoa hiện có tại các trường 14.520 bộ.
      Đ/c Đào Thái Lai- Trưởng Phòng GDTH, Sở Giáo dục và Đào tạo thăm thư viện trường TH xã Thanh Yên
Tổ chức sắp xếp tiết đọc tại thư viện linh hoạt trong thời khóa biểu hoặc trong các hoạt động giáo dục khác (từ 2- 4 tiết/1 tháng), bố trí nhân viên thư viện hoặc giáo viên dạy tiết đọc tại thư viện và tổ chức hoạt động thư viện trong trường tiểu học. Tổ chức mô hình thư viện xanh, thư viện thân thiện; xây dựng các góc học tập như góc tra cứu, góc trò chơi, góc sáng tạo, góc viết vẽ, góc văn hóa- nghệ thuật. Phân loại sách theo mã màu để học sinh tìm đến sách phù hợp với độ tuổi. Thành lập tổ cộng tác thư viện để hướng dẫn bạn đọc tìm sách, viết phiếu mượn- trả, luân chuyển sách từ trường chính đến điểm trường lẻ, vệ sinh thư viện, dán mã màu và phân loại sách…Tổ chức tốt tiết đọc tại thư viện tạo cho học sinh có thói quen đọc sách ở trường và ở nhà, giảm thiểu được việc học sinh chơi game hoặc các trò chơi thiếu lành mạnh khác.
Tổ chức kiểm tra công nhận thư viện đạt chuẩn theo quy định tại Quyết định số 01/2003/QĐ-BDGĐT ngày 02/01/2003 của Bộ giáo dục và Đào tạo; có 09/22 thư viện tiên tiến tỉ lệ 40,9%; 06/22 thư viện đạt chuẩn tỉ lệ 27,3%; 07/22 thư viện chưa đạt chuẩn tỉ lệ 31,8%.

6. Công tác phổ cập giáo dục – Xóa mù chữ
Tham mưu với UBND huyện ban hành Kế hoạch Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; chỉ đạo các trường phấn đấu đến năm 2025, 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo Luật giáo dục 2019. 100% giáo viên đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp theo quy định.
UBND tỉnh kiểm tra công nhận duy trì đạt chuẩn phổ cập xóa mù chữ năm 2021
Thực hiện điều tra, cập nhật số liệu trên phần mềm cơ sở dữ liệu phổ cập của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kết quả phổ cập giáo dục- xóa mù chữ năm 2021. Số trẻ 6 tuổi đi học lớp 1 đạt tỉ lệ 100%; số trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 97,7%; Số người trong độ tuổi từ 15 đến 35 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 1 đạt tỉ lệ 99,6%, biết chữ mức độ 2 tỉ lệ 98,5%; số người trong độ tuổi 15 đến 60 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 1 đạt tỉ lệ 98,98%, biết chữ mức độ 2 tỉ lệ 92,49%. Huyện duy trì đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3, xóa mù chữ mức độ 2 ở 21/21 xã.
7. Thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số
Thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số huyện Điện Biên giai đoạn 2021-2025 đến các trường có học sinh tiểu học trên địa bàn; chỉ đạo các trường tiểu học, TH&THCS tổ chức dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số thông qua các môn học và hoạt động giáo dục.
Mua sách truyện bổ sung cho thư viện trường học nhằm tăng cường tiếng
Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số với 1035 cuốn; mua tài liệu hướng dẫn, hỗ trợ việc dạy tăng cường tiếng Việt 611 cuốn; mua sắm bổ sung thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, học liệu trị giá trên 7 tỷ đồng.


Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy học sinh người dân tộc thiểu số với 436 người. Lồng ghép bồi dưỡng tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số 1200 người; huy động các nguồn lực của cộng đồng, xã hội các nhà hảo tâm chung tay chia sẻ cùng chăm lo cho công tác giáo dục, Công ty xăng dầu Điện Biên trao tặng 20 máy tính cho trường TH xã Thanh Luông trị giá 150 triệu đồng, trường TH xã Pom Lót huy động được 180 triệu từ các tổ chức các nhân để tu sửa cơ sở vật chất nhà trường, quỹ trò nghèo vùng cao hỗ trợ nuôi ăn trưa cho hơn 1000 học sinh tại 5 trường, Dự án nuôi em hỗ trợ hơn 300 học sinh ăn trưa, Bộ tư Lệnh Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương Hoa Kỳ tặng trường THCS xã Hẹ Muông trị giá trên 706 nghìn USD; công ty Việt- Nhật tặng cho trung tâm trường PTDTBT TH số 2 xã Na Tông công trình điện mặt trời trị giá 200 triệu đồng…
8. Thực hiện nội dung giáo dục địa phương
Triển khai có hiệu quả dạy học giáo dục địa phương từ học kỳ II năm học 2020-2021, xây dựng kế hoạch triển khai nội dung giáo dục địa phương (bổ sung trong kế hoạch giáo dục nhà trường). Tổ chức thực hiện tích hợp hoặc thay thế nội dung giáo dục địa phương trong môn hoạt động trải nghiệm thời gian từ 07 đến 10 tuần/năm học.
Tổ chức dạy học nội dung giáo dục địa phương theo hướng tăng cường rèn luyện cho học sinh vận dung kiến thức vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn tại địa phương, góp phần hình thành, phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh tiểu học. Phòng Giáo dục và Đào tạo đã mua 4.150 quyển sách giáo dục địa phương lớp 1, 2 cung cấp cho các nhà trường; tổ chức kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa phương tại các nhà trường và tư vấn, hỗ trợ chuyên môn nhằm khắc phục những khó khăn để triển khai đạt hiệu quả.
Có thể nói, với sự quyết tâm, đồng thuận từ các cấp quản lý, các nhà giáo, các cấp ủy đảng chính quyền địa phương, Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên nói chung cấp tiểu học nói riêng đã có rất nhiều thành tựu tiêu biểu trong năm học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra đánh giá rất cao về triển khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018 và các hoạt động khác.   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây