Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên

https://dienbien.edu.vn


TTr- Hiệu trưởng với công tác kiểm tra nội bộ trường học

1. Vai trò, vị trí của kiểm tra nội bộ trường học là chức năng quản lý cơ bản, là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp hiệu trưởng hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình quản lý nhà trường.
Kiểm tra nội bộ trường học là một công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lý trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo trong nhà trường. Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo. Thực tế cho thấy, nếu kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúp hiệu trưởng có thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị mình cũng như xác định các mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả. Như vậy, kiểm tra vừa là tiền đề, vừa là điều kiện để đảm bảo thực hiện các mục tiêu.

Kiểm tra còn có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ các đối tượng kiểm tra làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: Nếu tổ chức việc kiểm tra được chu đáo, thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười, gấp trăm lần.

Kiểm tra giúp nhà quản lý thu thập thông tin về hoạt động của đối tượng quản lý, giúp nhà quản lý nhận rõ kế hoạch, việc chỉ đạo, điều hành… cuả mình có khoa học, khả thi không, từ đó có các biện pháp điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Công tác kiểm tra nội bộ đảm bảo tính toàn diện, trực tiếp các nội dung và đối tượng trong nhà trường.  

Kiểm tra nội bộ trường học thực hiện việc xem xét và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên, bộ phận trong nhà trường, phân tích nguyên nhân của các ưu, nhược điểm đồng thời đề xuất các biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, thiếu sót. Do đó giúp cho việc động viên, khen thưởng chính xác các cá nhân, đơn vị; khuyến khích cái tốt, truyền bá kinh nghiệm tiên tiến đồng thời phát hiện ra những lệch lạc, sai sót để uốn nắn, điều chỉnh kịp thời. Có thể nói, kiểm tra nội bộ là một trong các yếu tố tạo nên chất lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường.

2. Nguyên tắc kiểm tra cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản sau:

- Kiểm tra phải chính xác, khách quan đây là nguyên tắc hàng đầu của kiểm tra. Kết quả kiểm tra phải phản ánh đúng thực trạng về đối tượng kiểm tra. Tránh định kiến, suy diễn cũng như tránh làm hình thức, giả tạo. - Kiểm tra phải có hiệu quả Kiểm tra không phải là “bới lông tìm vết”.

- Kiểm tra phải có tác dụng đôn đốc thúc đẩy việc thực hiện được tốt hơn. Đặc biệt, trong giáo dục còn phải tính đền hiệu quả giáo dục trong kiểm tra. Chẳng hạn: kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên nhưng có hiện tượng giáo viên đã “dạy nháp” trước thì không những không đánh giá đúng thực trạng hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò mà còn đưa tới tác dụng giáo dục không tốt đối với học sinh. Kiểm tra phải giúp cho nhà quản lý nâng cao hiệu quả quản lý nhờ những thông tin xác thực về hoạt động của đối tượng quản lý và hoạt động của các cấp quản lý trong nhà trường. Ngoài ra, còn phải tính đến hiệu quả kinh tế trong kiểm tra, nghĩa là các lợi ích mà kiểm tra mang lại phải lớn hơn các chi phí cùng hậu quả do kiểm tra gây ra. Kiểm tra phải thường xuyên, kịp thời, kiểm tra là một chức năng quản lý, là công việc của hiệu trưởng, giám đốc trung tâm (sau đây gọi chung là hiệu trưởng), nên phải thực hiện thường xuyên, không phải “khi có vấn đề” mới kiểm tra. Kiểm tra phải công khai đó là sự thể hiện dân chủ trong quản lý. Cần phải động viên, thu hút cá nhân, đơn vị tham gia vào quá trình kiểm tra, biến quá trình kiểm tra bên ngoài thành quá trình tự kiểm tra của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường.

Công tác kiểm tra nội bộ tại cơ sở phải được thực hiện trên nguyên tắc: Thủ trưởng vừa là chủ thể kiểm tra vừa là đối tượng kiểm tra.
v1
Lớp bồi dưỡng hè giáo viên mầm non

3. Nhiệm vụ cơ bản sau:

3.1. Kiểm tra xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng kiểm tra so với các qui định trong các văn bản qui phạm pháp luật và các hướng dẫn của các cấp quản lý. Yêu cầu của kiểm tra là phải tỉ mỉ, rõ ràng, chỉ rõ những điều làm được, chưa làm được của đối tượng kiểm tra. Còn đối với người được kiểm tra thì cảm thông, hợp tác, chấp nhận việc làm của ban kiểm tra.

3.2. Đánh giá xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo qui định, phù hợp với bối cảnh và đối tượng để xếp loại đối tượng kiểm tra. Yêu cầu của đánh giá là khách quan, chính xác, công bằng đồng thời định hướng, khuyến khích tạo cơ sở cho sự tiến bộ của đối tượng kiểm tra.

3.3. Tư vấn nêu được những nhận xét, gợi ý giúp cho đối tượng kiểm tra thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ của mình. Yêu cầu của tư vấn là các ý kiến tư vấn phải sát thực, khả thi giúp cho đối tượng kiểm tra nâng cao chất lượng công việc của mình.

3.4. Thúc đẩy là hoạt động kích thích, phát hiện, phổ biến các kinh nghiệm tốt, những định hướng mới và kiến nghị với các cấp quản lý nhằm hoàn thiện dần hoạt động của đối tượng kiểm tra, góp phần phát triển hệ thống giáo dục quốc dân. Yêu cầu của thúc đẩy là người kiểm tra phải phát hiện, lựa chọn được kinh nghiệm (của đối tượng kiểm tra, của người khác, của mình…); phổ biến được kinh nghiệm tốt, những định hướng mới cho đối tượng kiểm tra và có những kiến nghị xác đáng đối với các cấp quản lý nhằm phát triển tổ chức, phát triển cá nhân trong đơn vị.
v2
Giáo viên trường học đang
kiểm tra số lượng sách giáo khoa phục vụ năm học mới (ảnh minh họa).
 

4. Nội dung kiểm tra nội bộ trường học

- Hiệu trưởng có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ công việc, hoạt động, mối quan hệ, kết quả của toàn bộ quá trình dạy học - giáo dục và những điều kiện phương tiện của nó, không loại trừ mặt nào.

- Để xác định nội dung của kiểm tra nội bộ cần căn cứ vào đối tượng của kiểm tra nội bộ trường học và các cơ sở pháp lý của thanh, kiểm tra.

*Đối tượng kiểm tra nội bộ trường học là tất cả các thành tố cấu thành hệ thống sư phạm nhà trường, sự tương tác giữa chúng tạo ra một phương thức hoạt động đồng bộ và thống nhất nhằm thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch đào tạo và tạo ra kết quả đào tạo mong muốn. Song đối tượng chủ yếu của kiểm tra nội bộ trường học là: giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất - kỹ thuật, tài chính, kết quả dạy học và giáo dục.

* Về cơ sở pháp lý của kiểm tra nội bộ trường học là:

Luật giáo dục; Nghị định của chính phủ hướng dẫn thi hành luật giáo dục; Mục tiêu, kế hoạch giáo dục của nhà trường; Điều lệ nhà trường; Nghị định của chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục;

Các thông tư, hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên trường phổ thông. Chỉ thị năm học (hàng năm) của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo; Chỉ đạo của Sở Giáo dục và đào tạo, Phòng Giáo dục và đào tạo ở địa phương; Kế hoạch năm học của nhà trường. Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các cơ sở giáo dục.

- Nội dung kiểm tra nội bộ trường họcđược xác định như sau:

* Về xây dựng đội ngũ: Số lượng và cơ cấu; Chất lượng (nguồn đào tạo, trình độ tay nghề, thâm niên); Các hoạt động phối hợp của tập thể sư phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy của trường. Nề nếp hoạt động (tổ chức, trật tự kỷ cương, kế hoạch); Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

* Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính: Việc xây dựng, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất (đất đai, phòng ốc, thư viện, thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học, dụng cụ thể dục thể thao, sân chơi, bãi tập, khu vực vệ sinh, khu để xe, khu bán trú (nếu có) …); Việc xây dựng cảnh quan trường học, vệ sinh học đường, môi trường sư phạm; Công tác tài chính (chế độ kế toán, tài chính, công khai các nguồn thu chi trong ngân sách và các nguồn huy động khác).

* Về kế hoạch phát triển giáo dục: Thực hiện chỉ tiêu số lượng học sinh từng khối lớp và toàn trường; Thực hiện phổ cập giáo dục; Thực hiện qui chế tuyển sinh; Duy trì sĩ số, chống lưu ban bỏ học;  Hiệu quả đào tạo.

* Về hoạt động và chất lượng giáo dục, đào tạo:

- Hoạt động và chất lượng giáo dục đạo đức học sinh: Thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục đạo đức trong và ngoài giờ lên lớp; Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm;

- Hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức khác trong và ngoài nhà trường trong việc giáo dục học sinh; Việc kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội; Kết quả giáo dục đạo đức học sinh.

- Hoạt động và chất lượng giảng dạy, học tập các bộ môn văn hóa và các mặt giáo dục khác: Thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch giảng dạy các bộ môn văn hóa; giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch các hoạt động giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy nghề; giáo dục thể chất; giáo dục quốc phòng; Thực hiện qui chế chuyên môn của giáo viên; Việc đổi mới phương pháp dạy và học; + Chất lượng giảng dạy của giáo viên; Kết quả học tập của học sinh. * Tự kiểm tra công tác quản lý của hiệu trưởng: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch (kế hoạch năm học, học kỳ, kế hoạch tháng của nhà trường và các bộ phận); Việc phân công, sử dụng, quản lý đội ngũ;

Chỉ đạo công tác hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường; Thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối cán bộ, giáo viên, học sinh; việc thực hiện qui chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; Công tác tham mưu, xã hội hóa giáo dục; Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh; Quan hệ phối hợp công tác giữa nhà trường và các đoàn thể; Tổ chức khoa học lao động quản lý nhà trường.

Hiệu trưởng cần tự kiểm tra, đánh giá lề lối làm việc, phong cách tổ chức và quản lý của chính mình, tự đánh giá khách quan phẩm chất, năng lực và uy tín của mình để tự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực của người cán bộ quản lý trường học.

 Công tác kiểm tra nội bộ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các cơ sở giáo dục./.
                                                      
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây