banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

CNTT&NCKH - Thiếu sách giáo khoa học sinh - nỗi trăn trở trường học ở vùng biên.

Thứ năm - 17/09/2015 22:25
Điện Biên TV - Những năm gần đây, chưa năm học nào các trường học ở vùng cao tỉnh ta nói chung, huyện Mường Nhé nói riêng lại thiếu sách giáo khoa cho học sinh bước vào năm học mới như năm nay. Bởi năm học này là năm đầu tiên quy định miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 74 của Chính phủ hết hiệu lực.
d
Hơn 70% học sinh của Trường PTDTBT Tiểu học Chung Chải - Mường Nhé là con em hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khi đến trường rất ít em học sinh ở đây có sách vở

 

Bắt đầu từ năm học 2015 - 2016 này, 100% học sinh ở mọi đối tượng đều phải tự túc mua sách giáo khoa, vở viết. Điều này gây hụt hẫng và khó khăn đối với nhiều bậc phụ huynh khi phải lo thêm một khoản chi phí đáng kể cho việc học của con em mình. Nhất là đối với trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Chung Chải này, hơn 70% học sinh của trường là con em hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó, việc phụ huynh ở đây bỏ tiền ra mua sách giáo khoa cho con em đi học đối với họ không dễ dàng gì.

Anh Lầu A Của, Phụ huynh học sinh xã Chung Chải - Mường Nhé cho biết: Gia đình hoàn cảnh khó khăn, măc dù đã được thầy cô giáo hưỡng dẫn mua sách cho con đi học, nhưng vì nhà nghèo cơm ăn còn  không đủ ăn nên việc mua sách vở cho các cháu đi học là điều rất khó.

Để từ bỏ thói quen trông chờ Nhà nước đã khó, để họ bỏ tiền ra mua sách vở cho con càng khó hơn, bởi với nhiều hộ, họ chỉ có thể lo được bữa ăn hàng ngày. Nay thêm việc mua sách cho 2-3 đứa con, thậm chí nhiều gia đình có tới 4-5 đứa đi học, tốn cả triệu đồng thì gần như không thể. Bởi vậy, sau khai giảng, bước vào năm học mới toàn trường còn đến 70% học sinh không có sách giáo khoa. Việc 4-5 em học chung một quyển sách đang khiến công tác dạy và học ở ngôi trường này hết sức khó khăn.

d
Việc 4-5 em học chung một quyển sách đang khiến công tác dạy và học ở Trường PTDTBT Tiểu học Chung Chải - Mường Nhé  hết sức khó khăn.

 

Cô giáo Lò Thị Bích, Trường PTDTBT Tiểu học Chung Chải - Mường Nhé cho biết: Thực tế cho thấy hầu hết các em học sinh nhà trường đều không có sách đi học nên việc hưỡng dẫn cho các em học tập rất khó, nhiều lúc 5 đến 6 em học sinh trong lớp phải chung một quyển sách

Nếu tình trạng này kéo dài, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học của nhà trường. Bởi vậy, trường vẫn đang tiếp tục vận động phụ huynh mua sách cho con em mình. Đối với những hộ quá khó khăn thì trước mắt là mua 2 quyển toán và tiếng việt cho mỗi em.

Thầy giáo Đinh Văn Hoàn, Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Chung Chải - Mường Nhé cho biết: Mặc dù nhà trường đã có nhiều biện pháp quyên góp sách vở cho các em nhưng thực tế cho thấy số lượng các em học sinh nhà trường đông mà đa số  gia đình các em đều hoàn cảnh khó khăn việc mua sách vở là cực kỳ khó, bước vào năm học mới đa số các em học sinh ở đây đều không có sách vở đi học.

Hiện nay, hầu hết các trường học trên địa bàn huyện Mường Nhé đều rơi vào tình trạng của trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Chung Chải. Tới đây, Phòng Giáo dục và Đào tạo Mường Nhé sẽ huy động cán bộ, giáo viên và các tổ chức công đoàn cơ sở trong ngành quyên góp, ủng hộ để mua sách hỗ trợ học sinh. Đồng thời tiếp tục tuyên truyền và vận động các bậc phụ huynh tiết kiệm, dành dụm mua sách vở cho con em mình. Làm sao để dần đáp ứng đủ lượng sách, vở cần thiết để phục vụ tốt hơn việc học của học sinh, tránh tình trạng học sinh thiếu sách vở dẫn đến bỏ học giữa chừng./.

Tác giả: Lê Dung - Đức Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập364
  • Máy chủ tìm kiếm34
  • Khách viếng thăm330
  • Hôm nay74,255
  • Tháng hiện tại3,414,909
  • Tổng lượt truy cập74,124,289
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi