banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

GDTrH-Tập huấn bồi dưỡng giáo viên THCS dạy Tiếng Thái, Tiếng Mông năm học 2018-2019

Thứ hai - 17/09/2018 22:03
Dienbien.edu.vn - Thực hiện Kế hoạch số 544/KH-SGDĐT, ngày 28/3/2018 về thực hiện Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh tiểu học và THCS năm 2018, trong 02 ngày, từ ngày 14/9 đến ngày 15/9/2018, tại Trung tâm GDTX tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức triển khai tập huấn bồi dưỡng giáo viên THCS dạy Tiếng Thái, Tiếng Mông năm học 2018-2019.
1
Cô trò trao đổi bài học (Ảnh minh họa)
 
Thành phần tham dự tập huấn là cán bộ chuyên môn THCS phòng Giáo dục và Đào tạo phụ trách Đề án Tiếng Thái, Tiếng Mông; Giáo viên dạy Tiếng Thái, Tiếng Mông tại các trường THCS học năm học 2018-2019 các huyện Điện Biên, Mường Chà, Nậm Pồ, Mường Ảng, Tủa Chùa, Tuần Giáo, Điện Biên Đông, Mường Nhé, thị xã Mường Lay. 53 học viên được biên chế thành hai lớp: lớp tiếng Mông gồm 28 học viên, lớp tiếng Thái gồm 25 học viên.

Nội dung tập huấn tập trung các vấn đề như: Tăng cường phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng tăng cường năng lực học sinh; sử dụng hiệu quả bộ tài liệu dạy tiếng Thái, tiếng Mông lớp 6 và lớp 7 và dụng cụ thực hành các trò chơi dân gian, dụng cụ tổ chức lễ hội, hội thi. Báo cáo viên là những giáo viên cốt cán của ngành đã đầu tư nhiều công sức, trí tuệ và thời gian trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp phù hợp để giúp các học viên có điều kiện tiếp thu và cập nhật những nội dung trên.

Trong đợt tập huấn các báo cáo viên đã tạo được không khí sôi nổi, chan hòa và cởi mở trong cả đợt tập huấn. Có thể nói, đây cũng là một yếu tố quan trọng góp phần vào kết quả đạt được trong đợt tập huấn này. Trong đợt tập huấn, các học viên đều có tinh thần, thái độ và ý thức học tập nghiêm túc, tham gia thảo luận sôi nổi, tích cực nghiên cứu. Về cơ bản các học viên nắm vững các yêu cầu của giảng viên, hoàn thành kế hoạch đợt tập huấn.

Sau đợt tập huấn, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị xây dựng kế hoạch; bố trí, sắp xếp phân công tổ chức dạy học tự chọn tiếng Thái, tiếng Mông lớp 6 và lớp 7 hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của từng nhà trường./.

Tác giả: Tạ Xuân Chính

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập184
  • Máy chủ tìm kiếm55
  • Khách viếng thăm129
  • Hôm nay47,663
  • Tháng hiện tại3,270,943
  • Tổng lượt truy cập73,980,323
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi