banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

GDTrH-Tin chuyên đề: Trường THPT Mường Nhé điểm sáng về công tác tuyển sinh của giáo dục THPT vùng đặc biệt khó khăn

Thứ ba - 05/09/2017 05:01
Trường THPT Mường Nhé đóng trên địa bàn thuộc huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh, được thành lập vào năm 2006, đã đánh dấu sự phát triển rộng khắp của mạng lưới trường học, cấp học, đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc vùng đất cửa ngõ phía Tây Bắc của tỉnh, góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài của huyện và của tỉnh.
Ngày đầu thành lập trường có quy mô 6 lớp với 196 học sinh, 15 thầy cô giáo và 05 nhân viên. Đến nay, quy mô lớp, học sinh phát triển, năm học 2017-2018 có 25 lớp, 1.057 học sinh (khối 10, 10 lớp với 455 học sinh; khối 11, 08 lớp với 353 học sinh; khối 12, 07 lớp với 249 học sinh); tổng số 64 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên (04 cán bộ quản lý, 47 giáo viên và 09 nhân viên), cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng khang trang hơn (17 phòng học văn hóa, 04 phòng học bộ môn, 11 phòng công vụ và 33 phòng nội trú với 330 học sinh ở nội trú), trang thiết bị dạy học được bổ sung cơ bản đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ công tác dạy và học.
1
Đồng chí Nguyễn Mạnh Quân-Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo trao tặng bằng khen của UBND tỉnh cho cán bộ quản lý, giáo viên trong Lễ kỷ niệm 10 thành lập trường
 
Qua 11 năm, nỗ lực phấn đấu không ngừng, trường THPT Mường Nhé đã gặt hái được những thành quả ban đầu rất đáng tự hào và có những bước tiến vượt bậc về công tác tuyển sinh đầu cấp, cụ thể: Năm học 2015-2016, kế hoạch giao 300 học sinh, thực hiện tuyển được 381 học sinh, tỷ lệ 127%; năm học 2016-2017, kế hoạch giao 400 học sinh, thực hiện tuyển được 474 học sinh, tỷ lệ 118,50%; năm học 2017-2018, kế hoạch giao 450 học sinh, thực hiện tuyển được 439 học sinh, tỷ lệ 97,5%, hiện nhà trường vẫn đang phân công giáo viên tiếp tục đi đến các bản để tuyên truyền vận động học sinh ra lớp. Kết quả thi THPT quốc gia: năm 2015, có 222 học sinh đăng ký dự thi, đỗ tốt nghiệp 182 em, tỷ lệ 81,98%; năm 2016, có 222 học sinh đăng ký dự thi, đỗ tốt nghiệp 221 em, tỷ lệ 95,05%%; năm 2017, có 185 học sinh đăng ký dự thi, đỗ tốt nghiệp 181 em, tỷ lệ 97,84%.

Từ ngôi trường này, đã có hàng ngàn lượt học sinh của 11 dân tộc trong huyện tốt nghiệp ra trường; mang hành trang tri thức bước vào cuộc sống, trở thành những công chức, viên chức, những công dân lao động sản xuất mẫu mực, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung.
2
Trường THPT Mường Nhé tặng quà cho các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
tại bản Tả Khó Khừ, xã Sín Thầu huyện Mường Nhé
 
Để đạt được kết quả trên, trong những năm qua tập thể sư phạm nhà trường luôn thể đoàn kết, nhất trí, bằng trái tim và khối óc, tinh thần tự nguyện cống hiến và sẻ chia, bằng tâm huyết nghề và tình thương yêu của đội ngũ nhà giáo đã thắp sáng niềm tin, khơi dậy trong lớp lớp các thế hệ học sinh các dân tộc gắn bó với mái trường, tích cực học tập và nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để trở thành những công dân có ích cho xã hội. Chi bộ, Ban giám hiệu và tập thể sư phạm nhà trường luôn xác định trong các hoạt động giáo dục của nhà trường thì công tác tuyển sinh vào lớp đầu cấp hàng năm, hoạt động chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy học và tổ chức đời sống cho học sinh đóng vai trò then chốt, quan trọng quyết định đến sự phát triển đi lên của nhà trường, chính vậy nhà trường đã xây dựng và triển khai thực hiện một số giải pháp về công tác huy động học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT và nâng tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT các năm để tạo thương hiệu cho nhà trường, cụ thể như sau:
1. Đối với công tác tuyển sinh

Làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền, phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, các tổ chức xã hội của địa phương để lồng ghép tuyên truyền, phổ biến những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo đối với người học trong các hoạt động của huyện và của xã nhằm từng bước nâng cao nhận thức của người dân về vai trò và tầm quan trọng của học vấn trong việc nâng cao dân trí, tăng kỹ năng sống và có nhiều cơ hội tìm việc làm sau khi tốt nghiệp THPT để huy động học sinh ra lớp.

Nhà trường tổ chức tuyên truyền các chế độ chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho học sinh đến phụ huynh học sinh thông qua các buổi họp phụ huynh, để phụ huynh vận động con em đi học. Đồng thời tuyên truyền công tác tuyển sinh vào một số buổi chào cờ tại trường, qua đó các em học sinh đang theo học tại trường là cầu nối quan trọng trong việc thông tin đến mọi người trong cộng đồng được biết về công tác tuyển sinh của nhà trường.

Ngay từ giữa học kì II, nhà trường phân công cán bộ quản lý, giáo viên đến các trường THCS trên địa bàn huyện làm công tác tuyên truyền, quảng bá các điều kiện của nhà trường về chất lượng dạy học, về cơ sở vật chất, về đội ngũ, về các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, giáo dục kỹ năng sống, công tác an ninh, an toàn trong trường học, chế độ chính sách được thụ hưởng, khu nội trú tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nhà ở xa trường về trọ học để học sinh khối 9 của các trường THCS tìm hiểu.

Sau khi có văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo về công tác tuyển sinh, nhà trường thành lập Hội đồng tuyển sinh, gửi thông báo tuyển sinh đến UBND các xã, các trường THCS trên địa bàn; đồng thời tiếp tục phân công giáo viên đến các trường THCS để tuyên truyền, tư vấn về công tác tuyển sinh, nhằm giúp học sinh THCS nhận thức đúng đắn hơn về vai trò học tập lên cấp THPT tới cuộc sống tương lai, cơ hội tìm kiếm việc làm và học lên cao của cá nhân vào một số buổi chào cờ.

Phối hợp chặt chẽ với phòng Giáo dục và Đào tạo huyện nắm bắt kịp thời danh sách học sinh tốt nghiệp THCS của từng trường; liên hệ với Ban giám hiệu các trường THCS tạo điều kiện tốt nhất để học sinh rút hồ sơ và đăng ký tuyển sinh đúng thời gian.
Làm tốt công tác thống kê, tổng hợp những học sinh đến đăng ký nhập học; cuối đợt tuyển sinh, trường hợp vẫn còn học sinh chưa ra đăng ký nhập học, nhà trường tiếp tục cử giáo viên đến các gia đình nắm bắt tình hình cụ thể để vận động học sinh ra lớp. Kết thúc tuyển sinh, tiến hành phân tích đánh giá cụ thể tình hình tuyển sinh của đơn vị về những mặt đã làm được, chưa làm được, nguyên nhân; đồng thời đề ra các giải pháp cho năm học sau.
3
Một trong những trò chơi dân gian trong hoạt động tập thể của trường THPT Mường Nhé
 
2. Tập trung nâng cao chất lượng dạy học và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT

Triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo dạy và học, hướng dẫn ôn thi THPT quốc gia năm  2017 của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo. Thường xuyên cập nhật, phổ biến đến toàn thể giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh về các thông tin kỳ thi THPT quốc gia; đặc biệt là những điểm mới của kỳ thi về bài thi, về hình thức thi và phương án tuyển sinh đại học, cao đẳng giúp học sinh chuẩn bị tâm thế, sẵn sàng, chủ động và tự tin trước khi bước vào kỳ thi.

Tổ chức hội thảo đánh giá thực trạng kết quả các môn trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, chỉ ra những thuận lợi, điểm mạnh; những hạn chế, khó khăn, yếu kém và nguyên nhân. Trao đổi, thảo luận về phương pháp dạy của thầy, phương pháp học của trò, kỹ năng làm bài của học sinh và các điều kiện để học sinh học tập nhằm đạt kết quả cao trong học tập (điểm trung bình cả năm) và kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 (điểm các môn thi trong từng bài thi); đề xuất nhóm các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các bài thi THPT quốc gia năm 2017, chú trọng tập trung vào các chỉ số: tăng điểm trung bình các bài th,; hạn chế số lượng điểm liệt trong các bài thi; tăng tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT, đỗ đại học, cao đẳng.
4
Hoạt động ôn tập, ôn thi THPT quốc gia năm 2017
 
Chỉ đạo các đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên trực tiếp giảng dạy các môn làm tốt công tác tư vấn cho học sinh trong việc lựa chọn bài thi phù hợp với năng lực, trình độ nhận thức và định hướng hướng nghiệp.

Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học, ôn tập, ôn thi phù hợp với năng lực, nhận thức của học sinh và bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng; tổ chức ôn tập trong quá trình dạy học, ôn tập theo từng chủ đề, ôn tập tổng hợp kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, ôn tập, ôn thi; chú trọng giáo dục kĩ năng tự học, kỹ năng làm bài của từng môn thi cho học sinh; đặc biệt là dạy học phân hóa, quan tâm đến đối tượng học sinh yếu kém.

Tạo điều kiện cho giáo viên dạy ôn thi giao lưu, học tập kinh nghiệm tại các trường bạn. Chủ động cập nhật, tham khảo các dạng bài, đề thi minh họa năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo để rèn kỹ năng làm bài cho học sinh. Tổ chức các đợt thi thử bám sát đề thi minh họa để học sinh có cơ hội làm quen với kiến thức, kỹ năng làm bài; sau mỗi kỳ thi thử phân tích, đánh giá kết quả, nguyên nhân của những tồn tại hạn chế, đề ra các giải pháp trong thời gian tiếp theo. Ban giám hiệu, các tổ chuyên môn lập kế hoạch, thường xuyên kiểm tra tiến độ, chất lượng thực hiện chương trình giảng dạy, ôn tập, ôn thi trong các lớp, của các môn để có giải pháp điều chỉnh cho phù hợp. Tăng cường giao bài tập về nhà làm, kết hợp hướng dẫn học sinh tự học, tự ôn tập theo nhóm, lớp; tăng cường thu nhận thông tin phản hồi về kết quả ôn thi từ phía học sinh để có điều chỉnh, bổ sung phù hợp.

Làm tốt công tác giáo dục đạo đức, nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh đối với việc học tập và tham gia các hoạt động của trường, của lớp; xây dựng môi trường học tập thân thiện lành mạnh, tăng cường các hoạt động phong trào, văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao…tạo điều kiện cho học sinh học tập và rèn luyện. Quản lí chặt chẽ sĩ số học sinh, thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng học sinh, động viên học sinh đi học; thường xuyên quan tâm đến học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tổ chức tốt đời sống vật chất và tinh thần cho học sinh.

Mặc dù bước đầu đã đạt được những kết quả rất khả quan về công tác tuyển sinh lớp đầu cấp, nhưng trong thời gian vừa qua trường THPT Mường Nhé vẫn còn một số hạn chế, đó là tỷ lệ học sinh giảm so với đầu năm học còn tương đối lớn. Thời gian tới trường THPT Mường Nhé cần tiếp tục nỗ lực phấn đấu hơn nữa để thực hiện đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.

Hiện tại, trường THPT Mường Nhé còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là về cơ sở vật chất (mới có 17 phòng học văn hóa kiên cố, đủ để học 2 ca; 33 phòng nội trú bán kiên cố chưa đáp ứng được nhu cầu ở của học sinh); trong thời gian tới, nhà trường rất mong các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng thêm phòng học, phòng nội trú cho học sinh và một số công trình phụ trợ khác để phục vụ hoạt động dạy và học của nhà trường./.

Tác giả: Bùi Mạnh Toàn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,197
  • Máy chủ tìm kiếm126
  • Khách viếng thăm2,071
  • Hôm nay388,635
  • Tháng hiện tại2,857,130
  • Tổng lượt truy cập73,566,510
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi