banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

TTr - Phân biệt thanh tra chuyên ngành và thanh tra hành chính

Thứ tư - 09/09/2015 22:37
Dienbien.edu.vn - Sự phân biệt giữa thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành xuất phát từ quan niệm coi thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước.
Mục đích của quản lý nhà nước xét cho cùng là bảo đảm cho mọi hoạt động trong xã hội tuân thủ theo các quy định của pháp luật, bảo đảm cho công dân thực hiện được các quyền cơ bản của mình, tạo điều kiện phát huy mọi năng lực sản xuất của xã hội. Để đạt được mục đích đó, Nhà nước phải thực hiện hai nhiệm vụ chính là tăng cường các biện pháp nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội và phải thường xuyên hoàn thiện, loại trừ các khuyết tật trong quá trình vận hành bộ máy nhà nước. Tương ứng với hai nhiệm vụ này là hai loại hình của hoạt động thanh tra: thanh tra chuyên ngành và thanh tra hành chính.


Học sinh trường PTDTNT THPT Mường Nhé

Về thanh tra hành chính: Theo quy định của Luật Thanh tra 2010: "Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao". Theo khái niệm này, thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra trong nội bộ của bộ máy nhà nước; là thanh tra của cơ quan cấp trên đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân cấp dưới (thuộc quyền quản lý trực tiếp). Thanh tra hành chính vì vậy mang tính kiểm soát nội bộ. Nếu như mục đích chung của thanh tra là “ nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân" (Luật Thanh tra 2010), thì hoạt động thanh tra hành chính chủ yếu tập trung vào việc kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ công vụ của cán bộ, công chức và cơ quan nhà nước làm lành mạnh hóa bộ máy nhà nước thì hoạt động thanh tra chuyên ngành lại chủ yếu hướng tới việc kiểm soát hoạt động chấp hành chính sách, pháp luật của mọi đối tượng trong xã hội nhằm phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Như vậy Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo: Thanh tra hành chính đối với trường trung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các trường trung cấp chuyên nghiệp công lập của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đóng trên địa bàn); trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tỉnh; trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp trung học phổ thông; trung tâm giáo dục thường xuyên; cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo (Nghị định 42/2013/NĐ-CP).

Theo quy định của Luật Thanh tra 2010 “Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó”.

Do đó Thanh tra Sở Sở Giáo dục và Đào tạo: Thanh tra chuyên ngành đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt; trường đại học, học viện, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp công lập của các Bộ đóng trên địa bàn) theo phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục; cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục tại địa phương (Nghị định 42/2013/NĐ-CP).

 Thanh tra hành chính phải tổ chức đoàn thanh tra, phải có quyết định thanh tra trong khi thanh tra chuyên ngành có thể tổ chức đoàn hoặc có thể được thực hiện bởi thanh tra viên độc lập và trên cơ sở sự phân công nhiệm vụ.

Thanh tra chuyên ngành có quyền xử phạt hành chính trong khi thanh tra hành chính đối tượng là cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước chủ yếu áp dụng các biện pháp kỷ luật hành chính.

Tác giả: Võ Hồng Kỳ - Phó chánh thanh tra Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập488
  • Máy chủ tìm kiếm56
  • Khách viếng thăm432
  • Hôm nay49,108
  • Tháng hiện tại3,313,961
  • Tổng lượt truy cập74,023,341
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi