banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

TTr: Ngành Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị đội ngũ, cơ sở vật chất đón chương trình mới

Thứ hai - 25/02/2019 21:32
Theo lộ trình, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được áp dụng từ năm học 2020-2021, bắt đầu với học sinh lớp một. Ngành giáo dục và đào tạo sẽ có một năm 2019 để hoàn tất các khâu chuẩn bị cho chương trình mới. Có rất nhiều việc sẽ được triển khai trong năm bản lề này, trong đó hai vấn đề được quan tâm nhiều nhất là cơ sở vật chất và đội ngũ nhà giáo.

1. Đào tạo, bồi dưỡng trên 1 triệu giáo viên

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến tháng 10/2018, cả nước có trên 1,16 triệu giáo viên mầm non và phổ thông. Trong đó, số giáo viên mầm non là 309.770 người, giáo viên tiểu học là 395.848 người, giáo viên trung học cơ sở là 305.815 người, giáo viên trung học phổ thông là 149.710 người.

Tổng số cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục phổ thông là 103.432 người, trong đó có bậc mầm non có gần 37.600 người, bậc tiểu học có trên 34.600 người, bậc trung học cơ sở có trên 23.800 và bậc trung học phổ thông có 7.400 người.

Xác định đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định thành bại của đổi mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tích cực chuẩn bị công tác đào tạo, bồi dưỡng để đội ngũ này đáp ứng được yêu cầu.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, các trường sư phạm chủ chốt đã phối hợp với Chương trình STEP xây dựng mới 50 chương trình đào tạo giáo viên thống nhất trong cả nước; các chương trình đào tạo giáo viên để dạy các môn học mới; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; ban hành chuẩn giáo viên, chuẩn hiệu trưởng mới…

Trong năm 2019, nhiệm vụ quan trọng của Bộ Giáo dục và Đào tạo là triển khai thực hiện các chương trình bồi dưỡng này theo lộ trình. Bên cạnh hình thức bồi dưỡng trực tiếp thông qua đội ngũ giáo viên cốt cán như trước đây, Bộ sẽ triển khai đào tạo trực tuyến đại trà đến từng giáo viên, xây dựng kho dữ liệu, với cách thể hiện đa dạng, ngoài tài liệu còn có các video hướng dẫn để giúp giáo viên có thể tự học mọi lúc, mọi nơi. 

Không chỉ nâng về chất lượng, ngành giáo dục còn phải tính toán lại về số lượng giáo viên. Theo đó, các đơn vị phải xác định và đảm bảo số lượng giáo viên cho từng môn học, nhất là những môn học chưa có trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành như âm nhạc, mỹ thuật ở bậc trung học phổ thông. Ước tính, cả nước cần 5.400 giáo viên cho hai môn này. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ phải thực hiện điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu, giảm dần số biên chế theo yêu cầu của Chính phủ. Không chỉ rà soát đội ngũ hiện có, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ quy hoạch lại mạng lưới các trường sư phạm, tính toán chặt chẽ trong chỉ tiêu tuyển sinh theo nhu cầu của ngành...

Khai mạc Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2018-2019


               2. Đầu tư bổ sung cơ sở vật chất

Bên cạnh đội ngũ, cơ sở vật chất cũng là một yếu tố quan trọng trong thực hiện chương trình mới. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em) cho biết, về cơ bản, các địa phương đã đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Cụ thể, ở bậc trung học cơ sở và cấp Trung học phổ thông, chương trình mới yêu cầu bảo đảm tối thiểu 0,6 lớp/phòng để tổ chức học các môn tự chọn. Hiện tỷ lệ này ở cả hai bậc học đều ở mức trên 0,8 lớp/phòng.

Riêng với bậc tiểu học, số lượng phòng học đang thiếu so với nhu cầu. Để thực hiện chương trình mới, các trường cần một phòng/lớp để học hai buổi/ngày. Hiện theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ trung bình số phòng học trên lớp ở tiểu học trên cả nước là 0,89 phòng/lớp. 

Tuy nhiên, nếu tính về số lượng phòng học kiên cố thì cả nước vẫn còn trên 25% phòng học chưa được kiên cố hóa trên tổng số 567.012 phòng học. Số phòng học chưa được kiên cố hóa tập trung nhiều nhất ở bậc mầm non và giảm dần ở các cấp học cao hơn. Cụ thể, tỷ chưa được kiên cố hóa ở bậc mầm non là 35,1%, tiểu học là 27,8%, trung học cơ sở là 16,6%, trung học phổ thông là 6,1%.
Vì thế, trong những năm tới, xây dựng thêm phòng học là nhiệm vụ được đặt ra ở tất cả các cấp học.

Bên cạnh xây dựng phòng học, các địa phương cũng cần bổ sung phòng học bộ môn và phòng học chức năng. Theo yêu cầu, các cấp học đều cần các phòng học bộ môn nghệ thuật, phòng học khoa học-công nghệ, phòng học tin học, phòng học ngoại ngữ.

Theo đó, cấp trung học cơ sở cần thêm phòng học bộ môn khoa học tự nhiên; cấp trung học phổ thông cần thêm phòng học bộ môn vật lý, phòng học bộ môn hóa học, phòng học bộ môn sinh học.

Về thiết bị dạy học tối thiểu, thống kê của Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em cho thấy, tỷ lệ trường đạt nhu cầu còn khá khiêm tốn. Ở bậc mầm non là 47,9%; bậc tiểu học là 56,1%; bậc trung học cơ sở là 54,3%; bậc trung học phổ thông là 58,9%.
Lãnh đạo ngành giáo dục các địa phương cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm ban hành danh mục thiết bị dạy học để địa phương có kế hoạch dự chi ngân sách mua sắm bổ sung.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết Bộ sẽ sửa đổi, bổ sung danh mục thiết bị dạy học theo lộ trình thực hiện chương trình mới trên nguyên tắc kế thừa những thiết bị đã có, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và các phần mềm thay thế thiết bị chứng minh, phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học công nghệ hiện nay. 


                 3. Đối với ngành giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên:

Căn cứ Thông tư số 32/2018/BGDĐT-TT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông và văn bản số 344/BGDĐT-GDTrH ngày 24/01/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai chương trình giáo dục phổ thông.

Sở Giáo dục và Đào tạo đang tích cực thực hiện tám nội dung Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu được nêu trong văn bản số 344/BGDĐT-GDTrH ngày 24/01/2019 về việc hướng dẫn triển khai chương trình giáo dục phổ thông:

Một là: Chuẩn bị điều kiện tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông cấp tỉnh cụ thể đã ban hành Công văn số 292/SGDĐT-GDTrH ngày 19/02/2019 về việc đề nghị các ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố cử cán bộ lãnh đạo tham gia Ban chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông cập tỉnh;

Hai là: Tiếp tục tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, tổ chức cho toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên nghiên cứu, thảo luận kỹ nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới;

Ba là: Nghiên cứu để tham mưu UBND tỉnh tổ chức biên soạn nội dung giáo dục về những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lý kinh tế - xã hội của địa phương;
….
Tám là: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tổng hợp, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục tại địa phương./.

Tác giả: Triệu Đình Ven

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập270
  • Máy chủ tìm kiếm61
  • Khách viếng thăm209
  • Hôm nay58,866
  • Tháng hiện tại1,227,699
  • Tổng lượt truy cập70,517,589
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi