banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong các cơ sở giáo dục mầm non (kỳ 1)

Thứ năm - 11/04/2019 04:54
Dienbien.edu.vn- Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến những người thiệt thòi trong xã hội nhất là đối với trẻ em bị khuyết tật. Trẻ khuyết tật cũng là một tế bào của xã hội và phải được cả xã hội quan tâm giúp đỡ để trẻ được phát triển đầy đủ các mặt về thế chất, trí tuệ. Trẻ khuyết tật phải được hưởng mọi quyền lợi như những trẻ bình thường, được học ở môi trường bình thường, được hòa nhập vui chơi như bao đứa trẻ khác, thể hiện quyền bình đẳng mà công ước quốc tế, Luật trẻ em thừa nhận.
 Hoạt động cho trẻ làm quen với sách tại trường mầm non Nà Sáy, Tuần Giáo
Nếu cứ sống và học tập riêng với bạn bè khuyết tật, trẻ khuyết tật sẽ không bao giờ khám phá ra những khả năng tiềm tàng mà chúng có. Vì vậy, việc học tập trong một lớp hòa nhập với trẻ bình thường sẽ giúp trẻ hiểu đúng về năng lực của mình, có thêm ước muốn, động lực để từ đó tìm cách học hỏi, phát huy những tiềm năng vốn có, thích nghi để phát triển.
Việc giáo dục để trẻ khuyết tật hòa nhập bắt kịp với bạn bè cùng nhóm tuổi là công việc hết sức khó khăn và vất vả. Vì những lí do trên xin chia sẻ cùng đồng nghiệp nội dung: “Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong các cơ sở giáo dục mầm non”.
1. Khảo sát dạng tật của trẻ
Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp phụ trách lớp có trẻ bị khuyết tật cần tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình cũng như tìm hiểu nguyên nhân, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ có những điểm chậm phát triển trí tuệ và bất ổn về mặt tinh thần.
Đặc điểm tâm lý trẻ khuyết tật: về quá trình phát triển thể chất của trẻ; khả năng vận động của trẻ (kỹ năng vận động thô, kỹ năng vận động tinh); cm giác, tri giác; tư duy; trí nh; hành vi; thn kinh; v sinh cá nhân…
Căn cứ với đặc điểm khuyết tật của trẻ do đó giáo viên luôn phải đặc biệt chú ý đến trẻ và từ đó đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp với trẻ để trẻ cùng được học tập giao lưu với bạn bè trong lớp.
2. Lập kế hoạch theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của trẻ khuyết tật
Trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, giáo viên thường xuyên theo dõi sự tiến bộ của trẻ, đưa ra tiêu chí cụ thể để đánh giá:
- Lên kế hoch giáo dc theo từng tháng, tuần, đề ra nội dung giáo dục và biện pháp giáo dục cụ thể.
- Có sổ nhật ký theo dõi từng ngày qua các hoạt động.
- Lập bảng theo dõi kết quả phát triển trí tuệ, thể chất báo cáo cho Ban giám hiệu. Bảng theo dõi phải đánh giá chính xác quá trình phát triển của trẻ. Thường xuyên quan sát theo dõi trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động. Khi quan sát phải hiểu rõ là mình quan sát những nội dung nào, phải ghi chép đầy đủ từng nội dung, hiện tượng xẩy ra trong hoạt động hang ngày của trẻ.
- Hàng tuần giáo viên lên kế hoạch dạy riêng cho trẻ vào 1 buổi chiều trong tuần. Cô cùng trẻ củng cố lại kiến thức trong tuần mà trẻ đã làm được hay chưa làm được. Cô giúp đỡ trẻ và từ đó vạch ra kế hoạch của các tuần học tiếp theo.

Góc thư viên thân thiện của bé- Trường mầm non Thanh Xương, huyện Điện Biên
3. Giáo viên tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
Phát triển năng lực đội ngũ giáo viên thông qua đào tạo, bồi dưỡng chính là tạo ra khả năng xác định một cách rõ ràng những gì cần đạt được và những tiêu chuẩn cho việc đo lường kết quả của người học dựa trên khung năng lực giáo viên giáo dục hòa nhập và khả năng đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm. Việc phát triển năng lực chú trọng vào kết quả của người học, lấy nhu cầu năng lực của vị trí công việc của một giáo viên giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non là chuẩn của chất lượng đào tạo. Điều này sẽ tạo ra những cách thức riêng phù hợp với đặc điểm, hoàn cảnh của người học trong việc đạt tới sản phẩm của đào tạo.
Bồi dưỡng là hoạt động nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kĩ năng chuyên môn cho đội ngũ về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non khi mà những kiến thức, kĩ năng được đào tạo trước đây chưa đủ để thực hiện có hiệu quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong nhà trường. Nội dung bồi dưỡng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non được thực hiện thông qua sinh hoạt theo chuyên đề hoặc lồng ghép với nội dung khác trong sinh hoạt tổ chuyên môn của cơ sở giáo dục mầm non.
Do vậy giáo viên cần tích cực tham gia các buổi kiến tập tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non nhằm trang bị kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp chuyên môn thuộc lĩnh vực giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục trẻ khuyết tật được hòa nhập một cách hiệu quả nhất.
Bên cạch việc tham gia học tập, kiến tập tấp huấn giáo viên cũng luôn tìm hiểu theo dõi các chương trình giáo dục trẻ khuyết tật trên truyền hình, phim ảnh, các phương tiện thông tin đại chúng để tìm hiểu và có các biện pháp giáo dục phù hợp nhất.
Ngoài quá trình tự học tập bồi dưỡng giáo viên thường xuyên trao đổi chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và giáo dục trẻ với bạn bè đồng nghiệp trong trường và các trường khác để có thêm nhiều kiến thức giúp cho việc giáo dục trẻ khuyết tật ngày một có hiệu quả hơn.
4. Phi hp vi ph huynh
Gia đình và nhà trường là cái nôi nuôi dưỡng trẻ trong những tháng đầu đời, nhà trường và gia đình đều có những ưu thế riêng. Chính vì vậy việc kết hợp giữa hai lực lượng này là yếu tố góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật.

Phụ huynh trường mầm non Hoa Mơ, Thành phố Điện Biên Phủ hướng dẫn trẻ gói bánh chưng
Đặc biệt sau các lần đón trả trẻ giáo viên và phụ huynh cần luôn trao đổi thường xuyên về hoạt động hằng ngày của trẻ.
Giáo viên tuyên truyền để phụ huynh tìm đọc kham khảo các tài liệu có liên quan để giáo dục thêm trẻ ở nhà. Phụ huynh cũng rất quan tâm, lo lắng khi trẻ bị bệnh nhưng hầu hết các phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng trong việc giáo dục con, họ chưa dành nhiều thời gian cho các con của mình. Đặc biệt trẻ khuyết tật rất cần được giáo dục từ chính những người thân trong gia đình một cách khoa học.
(còn nữa)

Tác giả: Nguyễn Thị Huệ

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập208
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm195
  • Hôm nay27,950
  • Tháng hiện tại735,612
  • Tổng lượt truy cập70,025,502
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi