banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

GDTH - ĐDDH 3: Thế giới động thực vật của tác giả Mai Thị Thủy, Trường Tiểu học Thanh Luông, huyện Điện Biên.

Chủ nhật - 10/03/2013 20:26
Thế giới động thực vật của tác giả Mai Thị Thủy, Trường Tiểu học Thanh Luông, huyện Điện Biên.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN
 
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM SỐ 3 CẤP TIỂU HỌC
ĐDDH 3 - GDTH: THẾ GIỚI ĐỘNG THỰC VẬT
 
          - Họ và tên:  Mai Thị Thủy
          - Đơn vị:   Tổ 1 -  Trường Tiểu học Thanh Luông, huyện Điện Biên.
          - Tên đồ dùng dạy học tự làm:  Thế giới động thực vật.
          - Dạy môn:  Tự nhiên và xã hội ở các lớp: 2, 3, 4.
          - Đồ dùng đạt giải C cấp huyện, năm học 2011 - 2012.

          I. Cấu tạo và vật liệu

          - Đồ dùng được làm bằng các vật liệu như inox, phoocmica, đề can, giấy màu, bìa cứng, các mảnh xốp , ...
          - Mô hình được thiết kế với màu sắc hài hòa, cảnh vật thiên nhiên gần gũi với các em học sinh.

          II. Cách làm

          1 Khung nhôm hình chữ nhật:  Dài  80cm, rộng 50cm.
          2. Một số tấm xốp nhỏ màu xanh với những hình dạng khác nhau.
          3. Một số con vật nhỏ xinh xắn và một số cây khác nhau.
Một số vật dụng khác có thể sắp xếp bổ sung tùy mục đích từng bài cho phù hợp và tạo cảnh quan như: oto, máy bay, tầu hỏa, đường phố, nhà cửa…
      
    III. Công dụng


          1. Dạy Tự nhiên và xã hội

- Ví dụ: Đồ dùng được sử dụng để dạy bài  49: Động vật (SGK - 94)
1.1 Dạy hoạt động 1: Tìm hiểu về “Điểm giống và khác nhau giữa các con vật”
          Cho học sinh quan sát hình vẽ SGK kết hợp đọc thông tin trong SGK, sau đó tổ chức cho học sinh thảo luận theo cặp. Hình thức lớp, cho học sinh ngồi theo hình chữ U để dễ quan sát một số con vật, nêu một vài điểm giống và khác nhau giữa chúng. Gọi một nhóm lên báo cáo kết quả làm việc bằng cách chỉ vào các con vật trên mô hình.
          Học sinh quan sát, nhận xét hỏi bạn:
          Con vật nào có ích, con vật nào có hại?....
          1.2 Dạy hoạt động 2: Tìm hiểu về “Các bộ phận của động vật”.
          Tổ chức cho học sinh đọc thông tin SGK kết hợp với quan sát mô hình, sau đó cho thảo luận nhóm (4-6 học sinh/nhóm) .
          Gọi đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày kết hợp chỉ vào mô hình - các nhóm khác nhận xét, bổ sung và hỏi bạn:
          + Bạn cho tôi biết hình dạng, độ lớn của chúng như thế nào?
          + Cơ thể chúng thường gồm mấy phần ? (ba phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển)....
          1.3 Tổ chức trò chơi: “Tìm và chỉ tên từng bộ phận của các con vật ” để củng cố kiến thức cho học sinh.
          Lớp chia thành 3 đội, một đội làm trọng tài, hai đội tham gia trò chơi. Mỗi thành viên các đội lần lượt lên chỉ các bộ phận của con vật đã có sẵn trên mô hình. Nếu đội nào chỉ đúng và nhanh đội đó thắng cuộc.
          2. Tác dụng     
  

          - Đồ dùng được sử dụng trong quá trình dạy và học góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong tiết dạy, đồ dùng có thể sử dụng cho từng nhóm học sinh, hoặc cả lớp.
          - Ngoài ra với cách tạo cảnh đẹp về thiên nhiên, có thể thay đổi tạo ra nhiều cảnh khác nhau còn sử dụng dạy môn TN&XH lớp 2 bài: Động vật sống ở đâu?

- Giúp các em hiểu biết về các con vật theo môi trường sống trên cạn, dưới nước và trên không, phân biệt được trong mỗi môi trường sống có vật nuôi có loài vật hoang dã. Con vật nào vừa sống ở trên cạn lại sống được ở dưới nước.....
- Giúp học sinh hiểu dễ dàng một số vật nuôi có thể thuần phục từ thú hoang dã và có nhiều ích lợi cho con người như voi... Một số con vật rất nguy hiểm như  rắn, giáo dục ý thức tự bảo vệ, phòng tránh tai nạn thương tích do động vật gây ra. Giáo dục các em biết phòng tránh các loài vật nguy hiểm.

          - Có thể sử dụng dạy bài số 23 SGK: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên ở lớp 4. Với màu sắc hài hoà, thân thiện, gọn nhẹ, dễ mang, dễ sử dụng đồ dùng đã góp phần không nhỏ vào việc tổ chức các hình thức học tập tích cực, nâng cao chất lượng môn học./.
 

Biên tập: Phòng Giáo dục Tiểu học.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3,024
  • Máy chủ tìm kiếm1,012
  • Khách viếng thăm2,012
  • Hôm nay574,241
  • Tháng hiện tại1,725,791
  • Tổng lượt truy cập76,060,991
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi