banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

TTr – Giới thiệu luật tiếp công dân 2013

Thứ tư - 09/07/2014 22:02
Dienbien.edu.vn - Luật Tiếp công dân được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 25/11/2013; được Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số 17/2013/L-CTN ngày 06/12/2013.
- Nhà nước đã ban hành một số văn bản quy phạm quy định về công tác tiếp công dân như: Nghị định số 89/CP ngày 07/8/1997 ban hành kèm theo Quy chế tổ chức tiếp công dân; Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 14/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới công tác tiếp công dân... Qua đó hoạt động tiếp công dân có cơ sở pháp lý để hoạt động rõ ràng, cụ thể hơn.

Tuy nhiên, công tác tiếp công dân vẫn còn một số hạn chế như sau:

- Việc tiếp công dân còn hình thức, chưa hiệu quả; tình trạng né tránh trách nhiệm, hướng dẫn công dân không đúng quy định vẫn còn xảy ra.

- Trong hoạt động tiếp công dân, chưa phân định rõ việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo với kiến nghị, phản ánh; chưa quy định rõ việc tiếp công dân của người đứng đầu với việc tiếp công dân của công chức, giữa việc tiếp công dân thường xuyên với việc tiếp công dân theo yêu cầu khẩn thiết đối với vụ việc phức tạp, có nhiều người tham gia.

- Chế độ thông tin về tình hình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa được đầy đủ, kịp thời; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu  nại, tố cáo và tiếp công dân chưa được quan tâm đúng mức.

- Đội ngũ công chức làm công tác tiếp công dân nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu, còn hạn chế về hiểu biết pháp luật, kinh nghiệm quản lý, khả năng giao tiếp, phương pháp vận động, thuyết phục quần chúng. Công tác đào tạo chuyên môn cho công chức làm công tác tiếp công dân chưa được quan tâm đúng mức; chế độ, chính sách đãi ngộ đối với công chức làm công tác tiếp công dân còn nhiều bất cập.

Những tồn tại trên có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là chưa có văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực tiếp công dân.

Để đổi mới công tác tiếp công dân, nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, ngày 10/01/2008, Bộ Chính trị có Thông báo kết luận số 130-TB/TW về tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 đến nay và giải pháp trong thời gian tới. Tiếp theo đó, Ban Bí thư Trung ương có Thông báo số 307-TB/TW ngày 10/2/2010 về Đề án đổi mới công tác tiếp công dân, trong đó chỉ rõ: “Tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về khiếu nại, tố cáo; đẩy nhanh việc đánh giá, rà soát, sửa đổi, bổ sung pháp luật liên quan trực tiếp đến công tác tiếp công dân, trong đó có Nghị định 89-CP ngày 07/8/1997 của Chính phủ, ban hành kèm theo Quy chế tổ chức tiếp công dân và pháp luật khiếu nại, tố cáo có liên quan”.  

Từ những lý do nêu trên, việc ban hành Luật Tiếp công dân là cần thiết. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2014.

Những quy định về tiếp công dân tại Chương V của Luật Khiếu nại, tố cáo số 09/1998/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2004/QH11 và Luật số 58/2005/QH11, Chương V của Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập216
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm60
  • Khách viếng thăm155
  • Hôm nay19,065
  • Tháng hiện tại3,201,600
  • Tổng lượt truy cập73,910,980
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi