banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

KHTC- Phát triển nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá để phát triển đất nước. Vì vậy, hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo là yêu cầu cấp thiết

Thứ ba - 30/08/2016 04:56
Dienbien.edu.vn: Từ ngày 22-26/8/2016, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 với chủ đề "Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế - Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII”.

Tại hội nghị này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã có bài phát biểu quan trọng, trong đó nhấn mạnh việc hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước thông qua các hoạt động ngoại giao và hội nhập quốc tế của nước ta và coi đây là một trong những nhiệm vụ chủ yếu mà ngành Giáo dục và Đào tạo sẽ thực hiện trong thời gian tới. Hội nhập quốc tế về đào tạo thông qua các hoạt động liên kết đào tạo, kiểm định chất lượng, công nhận văn bằng, tín chỉ; nghiên cứu khoa học; thông qua các đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu hợp tác giữa các trường đại học, các viện nghiên cứu và các nhà khoa học của Việt Nam với các đối tác nước ngoài; thông qua các hoạt động trao đổi giảng viên, sinh viên.


Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại Hội nghị

Ngành Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo, không chỉ trong giáo dục đại học mà cả trong giáo dục phổ thông nhằm có thêm nhiều chương trình đào tạo tốt, học tập được kinh nghiệm đào tạo của các nước có nền giáo dục phát triển, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên. Tranh thủ kinh nghiệm, công nghệ và khả năng sáng tạo của các nhà khoa học nước ngoài để giải quyết các bài toán thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực nghiên cứu và chất lượng các hoạt động đào tạo. Làm tốt công tác trao đổi giảng viên, sinh viên nhằm nâng cao hiểu biết về văn hóa, con người giữa nước ta với các nước.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định phát triển nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá để phát triển đất nước. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo là yêu cầu cấp thiết. Hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo sẽ không chỉ góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo mà còn nâng cao hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc.

Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Bộ ngoại giao, các đồng chí Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài đã hợp tác, hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo thường xuyên cung cấp thông tin cho Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhu cầu hợp tác của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu nước sở tại sau khi đã thẩm định kỹ năng lực và tiềm năng phát triển của đối tác; giới thiệu các mô hình, chương trình giáo dục tiên tiến trên thế giới, các kinh nghiệm hay trong cải cách giáo dục; giới thiệu các nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài có uy tín đến Việt Nam làm việc, đồng thời, vận động các nhà khoa học, giảng viên, lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam làm việc; đôn đốc cơ quan quản lý giáo dục cũng như các đối tác của nước sở tại thực hiện có hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận hợp tác đã ký giữa Chính phủ hoặc các cơ sở giáo dục và đào tạo của Việt Nam với Chính phủ, các cơ sở giáo dục và đào tạo của nước ngoài. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc tổ chức các sự kiện, hội thảo, diễn đàn quốc tế lớn về giáo dục và đào tạo; hỗ trợ công tác quản lý lưu học sinh và bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài, nhất là những địa bàn không có cán bộ chuyên trách phụ trách hợp tác về giáo dục./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập392
  • Máy chủ tìm kiếm141
  • Khách viếng thăm251
  • Hôm nay34,488
  • Tháng hiện tại3,375,142
  • Tổng lượt truy cập74,084,522
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi