banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

Hình thành một số khái niệm khi dạy về “Chủ nghĩa tư bản” cho học sinh lớp 10, lớp 11

Chủ nhật - 27/09/2015 20:41
Tác giả: Nguyễn Thị Nhung - Giáo viên trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Điện Biên
A. MỤC ĐÍCH SỰ CẦN THIẾT

Khái niệm lịch sử nói chung và khái niệm về chủ nghĩa tư bản nói riêng đã được nhiều tác giả đề cập đến trong các tạp chí nghiên cứu giáo dục, được nhắc đến các cuốn sách về phương pháp giảng dạy lịch sử. Tuy nhiên những tài liệu đó mới chỉ đề ra những vấn đề lý luận chung, trên một phạm vi rộng, chỉ dừng ở việc cung cấp, liệt kê các khái niệm lịch sử dưới dạng từ điển, mà chưa có tài liệu nào hướng dẫn cụ thể về cách thức và phương pháp hình thành khái niệm, nhất là các khái niệm về chủ nghĩa tư bản trong dạy học lịch sử lớp 10, lớp 11 ở trường THPT.
Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, việc hình thành khái niệm lịch sử có ý nghĩa rất quan trọng. Khái niệm lịch sử là một vũ khí sắc bén để nhận thức, đồng thời nó chính là kết quả của quá trình nhận thức. Có hiểu được hệ thống khái niệm lịch sử, học sinh mới nắm được khóa trình lịch sử, giúp các em hiểu được bản chất của sự kiện lịch sử, các mối quan hệ nhân quả và quy luật phát triển, qua phân tích, tổng hợp, so sánh, ….. từ đó hình thành khái niệm lịch sử một cách chính xác, khoa học. Gắn việc hình thành khái niệm lịch sử với việc bồi dưỡng thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng. Cụ thể là thông qua hình thành khái niệm lịch sử sẽ góp phần tích cực vào việc rèn luyện lập trường, tư tưởng đạo đức, lòng tin của học sinh vào tương lai. Việc hình thành khái niệm lịch sử còn có tác dụng phát triển tư duy và hoạt động thực tiễn của học sinh. Chính vì những lẽ đó mà việc hình thành khái niệm lịch sử là một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc dạy học lịch sử trong trường phổ thông.
 
Hình thành khái niệm lịch sử và nêu qui luật phát triển lịch sử là nhiệm vụ quan trọng của việc dạy học lịch sử. Công việc này được tiến hành một cách khoa học trên cơ sở nghiên cứu đi sâu vào bản chất của sự vật hiện tượng để rút ra những qui luật chi phối nó và trên cơ sở đó giúp học sinh tiếp cận chân lí. Nhưng thực tế hiện nay, một tồn tại lớn đang xảy ra trong việc giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông là giáo viên đã biến bài học lịch sử  thành một bài học chính trị khô khan với nhiều sự kiện lịch sử khó nhớ mà giáo viên đã thông báo cho học sinh một cách thiếu sinh động, không thấy được logic phát triển theo qui luật lịch sử hoặc giáo viên chỉ nêu các lý luận một cách chung chung không có cơ sở từ sự kiện lịch sử làm cho học sinh thấy nhàm chán rơi vào chủ  nghĩa công thức.

Thông qua việc cung cấp cho học sinh bức tranh sinh động về lịch sử loài người, lịch sử dân tộc trong suốt chiều dài phát triển của nó, bộ môn còn hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, đạo đức tốt đẹp và phát triển các năng lực nhận thức, kỹ năng, kỹ xảo. Muốn vậy việc giảng dạy môn lịch sử cần có sự đầu tư. Trong quá trình giảng dạy lịch sử cũng phải thực hiện theo đúng quy luật của nhận thức là từ“trực quan sinh động” đến “tư duy trìu tượng” và từ “tư duy trìu tượng” trở về với “thực tiễn”. Như vậy dạy, học lịch sử là làm cho quá khứ sống lại trước mắt học sinh. Trên cơ sở ấy các em mới phân tích được bản chất hiện tượng lịch sử, rút ra quy luật lịch sử. Bằng trực quan sinh động trên cơ sở lời nói, tài liệu, đồ dùng dạy học, giáo viên tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh. Đây chính là giai đoạn nhận thức cảm tính. Sau khi có biểu tượng lịch sử học sinh mới có thể hình thành khái niệm lịch sử qua hướng dẫn của giáo viên, đó chính là quá trình chuyển sang nhận thức lý tính. Có hình thành được khái niệm lịch sử mới giúp học sinh hiểu lịch sử một cách sâu sắc. Trên cơ sở ấy chúng ta mới thực hiện được một phần quan trọng nhiệm vụ của bộ môn trong nhà trường phổ thông.

Thực tế hiện nay trong các  nhà trường phổ thông, học sinh không thích học mà xem nhẹ môn lịch sử. Quan điểm môn lịch sử là môn phụ còn khá phổ biến trong học sinh, phụ huynh thậm chí cả những người trực tiếp tham gia giảng dạy bộ môn này. Từ đó việc dạy học lịch sử chỉ mang tính “thực tế”, chỉ khi thi tốt nghiệp bậc trung học phổ thông hoặc thi tuyển sinh vào đại học (khối C) mới được học sinh đầu tư. Thực trạng trên khiến việc dạy, học lịch sử chỉ mang tính hình thức, không đạt được “độ sâu” trong  bộ môn, học sinh nhớ sự kiện một cách máy móc mà không cần biết khái niệm lịch sử mình đang nhắc đến là gì.

Hơn nữa, trong quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên không chú ý đến việc hình thành khái niệm lịch sử theo đúng phương pháp bộ môn. Điều đó làm cho học sinh không hứng thú học tập, không “hiểu” được đúng bản chất của sự kiện lịch sử. Điều này đặt ra vấn đề cần tiến hành việc hình thành khái niệm như thế nào để góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

 Từ mục đích và sự cần thiết, dựa trên cơ sở nghiên cứu phương pháp luận sử học, phương pháp dạy học lịch sử, kinh nghiệm của bản thân qua thực tế giảng dạy, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Hình thành một số khái niệm khi dạy về “Chủ nghĩa tư bản” cho học sinh lớp 10, lớp 11.

------

Bạn đọc có thể xem chi tiết và tải về sáng kiến trên tại đây

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,216
  • Máy chủ tìm kiếm1,064
  • Khách viếng thăm152
  • Hôm nay26,807
  • Tháng hiện tại5,477,398
  • Tổng lượt truy cập79,812,598
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi