banner

GDTH – Sở Giáo dục và Đào tạo biên soạn và đăng tải bài giảng điện tử e-Learning tiếng Thái, tiếng Mông trên website của Ngành.

Thứ tư - 07/06/2017 04:10
Triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh tiểu học, THCS tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2015 định hướng đến năm 2020, năm học 2016-2017, Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai biên soạn và đăng tải 50 bài giảng điện tử e-Learning tiếng Thái, tiếng Mông trên website của Ngành.
Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh Tiểu học và THCS tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2015, định hướng 2020 là chủ trương lớn của tỉnh Điện Biên nhằm bảo tồn, phát huy, phát triển vốn văn hoá truyền thống cũng như bản sắc của các dân tộc, đặc biệt là việc bảo tồn tiếng nói, chữ viết dân tộc Thái, dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh.

Sau sáu năm triển khai thực hiện, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tích cực tham mưu với Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh cụ thể hóa các mục tiêu của Đề án làm cơ sở triển khai thực hiện đạt hiệu quả như: tham mưu ban hành hành Chương trình tiếng Thái cấp tiểu học; các văn bản chỉ đạo thực hiện Đề án; ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án; hướng dẫn thực hiện việc dạy tiếng Thái, tiếng Mông hàng năm; đào tạo giáo viên dạy tiếng Thái, tiếng Mông cấp Tiểu học và THCS; xây dựng chương trình, chỉnh sửa tài liệu dạy tiếng Thái cho học sinh tiểu học, chương trình lớp 6,7 cho học sinh THCS, đảm bảo phù hợp.

Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, Sở Giáo dục và Đào tạo luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh; sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể tỉnh, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư. Sở Giáo dục và Đào tạo thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các nhà trường trong việc triển khai thực hiện.

Năm học 2016-2017, toàn tỉnh Điện Biên có 58 trường tiểu học với 424 lớp, 5.767 học sinh được học tiếng Thái, tiếng Mông. Việc triển khai dạy học tiếng dân tộc cho học sinh dân tộc học sinh dân tộc Mông tại các nhà trường đã giúp các em có những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc, góp phần rèn luyện tư duy, hỗ trợ để học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác. Thông qua việc học tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, các em đã có những hiểu biết thêm về xã hội, tự nhiên, con người, văn hóa, phong tục tập quán dân tộc, từ đó giúp các em có những định hướng  về nhân cách, tự nguyện đóng góp công sức vào sự phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. 
 
Bản sắc văn hóa dân tộc được đưa vào bài học tiếng Thái, tiếng Mông
 
Để cụ thể hóa các mục tiêu của Đề án là đưa tiếng nói, chữ viết dân tộc Thái, dân tộc Mông đến với đông đảo học sinh, phụ huynh và tất cả những người quan tâm, muốn tự học ngôn ngữ Thái, ngôn ngữ Mông. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên đã huy động những giáo viên dạy tiếng Thái, tiếng Mông có năng lực chuyên môn, hiểu biết và đam mê công nghệ thông tin đang giảng dạy tại các trường tiểu học biên soạn và thẩm định các bài giảng điện tử e-Learning. Tính đến ngày 30/5/2017, đã biên soạn, thẩm định và đăng tải được 40 bài giảng điện tử tiếng Thái, 10 bài giảng điện tử tiếng Mông trên trang Website của ngành Giáo dục và Đào tạo tại các địa chỉ: dienbien.edu.vn/bai-giang-elearning/Bai-giang-tieng-Thai và dienbien.edu.vn/bai-giang-elearning/Bai-giang-tieng-Mong.
 
Ảnh bìa một bài giảng e-Learning tiếng Mông được đăng trên website của Ngành

Việc triển khai biên soạn, thẩm định và đăng tải bài giảng điện tử e-Learning đối với các bài học tiếng Thái, tiếng Mông là nỗ lực rất lớn của đội ngũ giáo viên, đồng thời thể hiện quyết tâm của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc triển khai thực hiện hiệu quả Đề án dạy học tiếng Thái, tiếng Mông nói riêng, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc tỉnh Điện Biên nói chung, đáp ứng nhu cầu tự học của đông đảo người học. Các bài giảng điện tử e-Learning được đăng tải trên website của Ngành đã nhận được sự quan tâm không chỉ của học sinh, phụ huynh, học viên các lớp học cộng đồng mà còn với những người mong muốn được học, tìm hiểu về tiếng nói, chữ viết, văn hóa của dân tộc Thái, dân tộc Mông. Với lợi thế không bị giới hạn bởi không gian, thời gian, người học chỉ cần máy tính, điện thoại thông minh có kết nối Internet người học có thể học mọi nơi, mọi lúc. Với lợi thế đó, các bài giảng điện tử e-Learning tiếng Thái, tiếng Mông đã đi con đường rất riêng, có sức lan tỏa lớn, đem lại những hiểu quả thực chất trong triển khai thực hiện Đề án của tỉnh.
Nội dung một slide bài giảng điện tử e-Learning được đăng tải trên website

Tiếp nối những kinh nghiệm và kết quả đạt được trong hai đợt biên soạn trước, Sở Giáo dục và Đào tạo đã thành lập hội đồng biên soạn, thẩm định bài giảng điện tử tiếng Thái, tiếng Mông đợt 3 với 75 bài giảng điện tử e-Learning (40 bài tiếng Thái, 35 bài tiếng Mông), các bài giảng sau khi được thẩm định sẽ được đăng tải trên trang Website dienbien.edu.vn. Ngành Giáo dục rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm cũng như góp ý chân thành của các cấp quản lý, của người học để các bài giảng điện tử e-Learning hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, bảo tồn tiếng nói, chữ viết, bản sắc văn hóa của người Thái, người Mông trên hành trình giao thoa và hội nhập văn hóa quốc gia, quốc tế./.

Tác giả: Phan Thị Thành – Phòng Giáo dục Tiểu học

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập130
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm23
  • Khách viếng thăm106
  • Hôm nay38,980
  • Tháng hiện tại721,332
  • Tổng lượt truy cập135,199,625
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi