Việc đổi mới phương pháp dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, tạo không khí trong giờ học giờ học đạt hiệu quả, nhờ đó đã có sự đổi mới rõ nét: Không khí học tập; các mối quan hệ hợp tác trong và ngoài nhà trường; cải thiện cách dạy học hướng về người học; hướng về sự phát triển năng lực của từng học sinh. Tạo cho học sinh hứng thú học tập. Có môi trường học tập thuận lợi, có cơ hội để thể hiện khả năng cũng như năng lực của bản thân. Thông qua các hoạt động học tập, học sinh được chia sẻ, động viên, khích lệ, tìm tòi và khám phá.
Hoạt động GDTCĐ ở một trường áp dụng mô hình dạy học VNEN
Với mục tiêu bài học, nghiên cứu tài liệu và trải nghiệm bên cạnh việc tích cực đổi mới phương pháp dạy, đổi mới phương pháp học và cách thức tổ chức cũng như đổi mới về đánh giá học sinh đã làm nên cái khác biệt của mô hình trường học mới (VNEN). Mọi khó khăn ban đầu khi triển khai Dự án đã dần được tháo gỡ. Với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo ngành, sự tận tâm và đầy trách nhiệm của mỗi thày cô giáo tại từng đơn vị cơ sở mô hình trường học mới (VNEN) đã và đang có sức lan tỏa lớn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học của huyện Điện Biên.
Một năm học mới đang đến gần với một niềm tin mới, trên cơ sở những thành tích bước đầu mà mô hình trường học mới Việt Nam mang lại toàn ngành giáo dục huyện Điện Biên quyết tâm phấn đấu duy trì và giữ vững kết quả giáo dục tiểu học đã đạt được làm tiền đề cho việc thực hiện đề án đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, đổi mới chương trình và sách giáo khoa năm học 2018 - 2019.
Một tiết học nhóm theo mô hình VNEN tại trường Tiểu học xã Hua Thanh