banner

GDMN- Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với tổ chức Unicef tập huấn “Thang đánh giá phát triển trẻ thơ và giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non”.

Chủ nhật - 24/06/2018 23:49
Dienbien.edu.vn- Từ ngày 18-22/6/2018 với sự hỗ trợ, hợp tác của Unicef Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo, tập huấn về Thang đánh giá phát triển trẻ thơ và giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non. Đây là một trong những hoạt động nằm trong “Dự án phát triển trẻ thơ toàn diện” do Unicef triển khai tại Việt Nam trong giai đoạn 2017-2021.
Tham gia hội thảo, tập huấn có Bà Lesley Miller Phó trưởng đại diện Unicef  Việt Nam; Các giảng viên đại diện Văn phòng Unicef  khu vực Đông Á-Thái Bình Dương và trường Đại học Hồng Kông; Các chuyên gia, cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên mầm non một số đơn vị.
 
1
Đại biểu tham dự Hội thảo, tập huấn
 
Với mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ mầm non, Chương trình giáo dục mầm non đang được triển khai thực hiện tại các trường học đã xác định 5 lĩnh vực giáo dục cho trẻ, đó là:  Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm kỹ năng xã hội và phát triển thẩm mỹ.
Thông qua chương trình tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên về hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội; đồng thời chia sẻ kinh nghiệm hay trong công tác nuôi dạy trẻ, từ đó tham gia xây dựng kế hoạch triển khai việc hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm xã hội phù hợp với chương trình giáo dục mầm non hiện hành và tình hình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
 
2
Ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non phát biểu tại Hội thảo
 
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Bá Minh Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non cho rằng, trẻ em giai đoạn 0-6 tuổi là giai đoạn vàng của sự phát triển. Ở Việt Nam, nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non đã và đang được coi trọng, quan tâm. Chính phủ đã có nhiều chính sách quan trọng để phát triển bậc học giáo dục mầm non, hướng tới sự phát triển trẻ thơ toàn diện. Thời gian qua Unicef  đã có những hỗ trợ rất có ý nghĩa đối với Giáo dục mầm non Việt Nam, nhờ sự hỗ trợ của Unicef , Bộ GDĐT đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mẫu giáo và chính sách với GVMN; xây dựng trình Chính phủ ban hành Đề án phát triển Giáo dục mầm non đến năm 2025; khảo sát đánh giá và chỉnh sửa Chương trình Giáo dục mầm non; thích nghi và định chuẩn Việt Nam Bộ Công cụ ASQ để đưa vào hỗ trợ phát hiện sớm, can thiệp sớm trong các cơ sở Giáo dục mầm non...những ngày diễn ra Hội thảo tập huấn “Thang đánh giá phát triển trẻ thơ và giáo dục phát triển tình cảm kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non”,các giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý cốt cán giáo dục mầm non của Việt Nam và đại diện nước bạn Campuchia sẽ được chia sẻ những cách tiếp cận và nội dung mới mẻ, những sáng kiến của Unicef  khu vực về giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ và đánh giá phát triển trẻ thơ toàn diện. Từ đó chuyển hóa thành công cụ nâng cao chất lượng giáo dục phát triển trẻ thơ toàn diện ở Việt Nam và tạo tiền đề cho những hợp tác trong thời gian tới giữa Giáo dục mầm non Việt Nam với Unicef .
 
3
Đại biểu thảo luận, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm
 
 Phát biểu tại Hội thảo, bà Lesley Miller, Phó trưởng Đại diện Unicef  Việt Nam cho biết, tình cảm - xã hội là một điều kiện tiên quyết để học tập và phát triển toàn diện của trẻ và là tiền đề cho các lĩnh vực phát triển khác, trong khi đó, các giáo viên mầm non có năng lực hạn chế trong việc thiết kế các hoạt động học tập nhằm tạo điều kiện và đánh giá sự phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội. Đại diện Unicef  Việt Nam cam kết Unicef  sẽ tiếp tục phối hợp, làm việc chặt chẽ với Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các đối tác để thúc đẩy phát triển tình cảm - xã hội trong giáo dục mầm non và thúc đẩy phát triển trẻ thơ vì lợi ích tốt nhất của trẻ, vì tương lai của Việt Nam.

Cấp học mầm non tỉnh Điện Biên hiện nay có 174 trường mầm non, với 57.571 trẻ. Trong đó 84,7% trẻ là người dân tộc thiểu số. Cùng với cả nước, tất cả các trường mầm non từ vùng thuận lợi đến khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã thực hiện Chương trình giáo dục mầm non. Với mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ mầm non, chương trình đã xác định 5 lĩnh vực giáo dục cho trẻ, đó là:  Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm kỹ năng xã hội và phát triển thẩm mỹ. Trong đó, phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội là điều kiện tiên quyết cho sự học hỏi và phát triển chung của trẻ, đồng thời là nguồn động lực cho các lĩnh vực khác phát triển. Đặc biệt đối với trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số lại càng cần thiết nhằm giúp trẻ yêu thích đến lớp, xóa bỏ những mặc cảm, bất đồng về ngôn ngữ… để có thể giúp trẻ phát triển một cách toàn diện./.

Tác giả: Nguyễn Thị Huệ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập215
  • Máy chủ tìm kiếm32
  • Khách viếng thăm183
  • Hôm nay41,703
  • Tháng hiện tại680,609
  • Tổng lượt truy cập137,032,422
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi