banner

GDMN - Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025

Chủ nhật - 13/01/2019 20:30
Dienbien.edu.vn - Ngày 03/12/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1677/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025 với 04 quan điểm:
Một là, Giáo dục mầm non (GDMN)là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố căn bản về nhân cách cho trẻ em trước khi vào lớp một. Việc chăm lo phát triển GDMN, bảo đảm mọi trẻ em được tiếp cận GDMN có chất lượng, công bằng và bình đẳng là trách nhiệm của các cấp, các ngành, mỗi gia đình và toàn xã hội.
Hai là, Nhà nước có trách nhiệm quản lý, đầu tư phát triển GDMN; ban hành cơ chế, chính sách đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi tổ chức, cá nhân tham gia phát triển GDMN, ưu tiên đầu tư phát triển GDMN ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng miền núi, biên giới, hải đảo, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu tập trung đông dân cư.
Ba là, mục tiêu, nội dung, phương pháp GDMN đổi mới theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của trẻ em, bảo đảm liên thông, gắn với giáo dục phổ thông.
Bốn là, tăng cường phối hợp, gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; coi trọng và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho các bậc cha mẹ và cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.

Các bé mẫu giáo trường MN Bình Minh huyện Tuần Giáo
trong giờ chơi ngoài trời
Mục tiêu của Đề án được xác định là “Củng cố, phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế. Đa dạng hóa các phương thức, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo hướng đạt chuẩn chất lượng GDMN trong khu vực và quốc tế; củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi, chuẩn bị tốt cho trẻ em vào học lớp một; phát triển GDMN cho trẻ em dưới 5 tuổi”.
Theo đó, các mục tiêu cụ thể đối với từng giai đoạn 2018-2020 và 2021-2025 được xác định về: quy mô, mạng lưới trường, lớp; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; đội ngũ giáo viên; cơ sở vật chất trường lớp; kiểm định chất lượng giáo dục và phổ cập giáo dục mầm non. Trong đó, một số chỉ số cần nhiều sự quan tâm đầu tư như:
Quy mô, mạng lưới trường, lớp đủ năng lực huy động trẻ em đến trường, phát triển các cơ sở GDMN ngoài công lập (30% trẻ em mầm non học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập); Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm trung bình 0,3%/năm; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm trung bình 0,2%/năm; 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức độ khá trở lên; Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 80%; 50% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia và 60% số trường được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục; Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi…
Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đó, các địa phương cần tích cực triển khai thực hiện 10 nhóm nhiệm vụ và giải pháp cơ bản phù hợp với điều kiện thực tế mỗi địa phương.
Đề án này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục mầm non giai đoạn hiện nay. Giáo dục mầm non cần có sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của cộng đồng để thực hiện thành công các mục tiêu của Đề án./.

Tác giả: Trần Thị Thúy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập181
  • Thành viên online2
  • Máy chủ tìm kiếm16
  • Khách viếng thăm163
  • Hôm nay21,381
  • Tháng hiện tại146,869
  • Tổng lượt truy cập136,498,682
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi