banner

GDTH - Thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cấp tiểu học

Thứ ba - 22/08/2017 04:14
Môn Tiếng Việt cấp Tiểu học nhằm hình thành, phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh để học tập, giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Môn Tiếng Việt giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng tạo lập văn bản, giao tiếp, tư duy, học tập; bồi dưỡng tình yêu và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.
 Trong những năm qua cùng với quá trình phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung, chất lượng dạy và học đối với môn Tiếng Việt ở tiểu học nói riêng. Tuy nhiên, qua kiểm tra việc tổ chức dạy học, ra đề kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh đối với môn Tiếng Việt vẫn còn tình trạng các trường tiểu học chưa thực sự chú trọng hiệu quả xây dựng môi trường giao tiếp Tiếng Việt cho học sinh; việc thực hiện dạy học Tiếng Việt mới chú trọng đánh giá mức độ hoàn thành chuẩn kiến thức, kỹ năng, chưa chú trọng việc vận dụng kiến thức kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn để phát triển năng lực, bồi dưỡng phẩm chất cho học sinh tiểu học. Bên cạnh đó nhiều giáo viên ra đề kiểm tra còn rập khuôn máy móc, sử dụng câu hỏi, dạng đề mẫu trong sách giáo khoa, sách hướng dẫn theo lối mòn có sẵn, xây dựng hướng dẫn chấm một hướng theo định kiến của người ra đề, người soạn hướng dẫn chấm; một bộ phận học sinh đọc, viết còn chậm, chưa đảm bảo tốc độ đọc theo Chuẩn kiến thức kỹ năng quy định của môn học. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học đối với môn Tiếng Việt, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học trong tình hình mới cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên cần thực hiện các giải pháp phối hợp, chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả.
1
Giáo viên và học sinh Trường PTDTBT Tiểu học Hừa Ngài, Mường Chà
 
Trước hết, các phòng Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường phối hợp với các cấp, ban ngành, đoàn thể, cơ quan truyền thông ở địa phương; huy động cộng đồng cùng chung tay với ngành giáo dục trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, dạy học môn Tiếng Việt nói riêng. Hàng năm xây dựng kế hoạch, nội dung, triển khai thực hiện và có tổng kết đánh giá tác động, hiệu quả của công tác phối hợp để rút kinh nghiệm cho những năm tiếp theo.

Thứ hai, các trường tiểu học cần chú trọng xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh, tập trung vào các hoạt động như: tổ chức giao lưu tiếng Việt; trò chơi mở rộng vốn từ; ngoại khóa vui học tiếng Việt; kể chuyện, thuyết minh, giới thiệu nhân vật văn học; xây dựng cây từ vựng tiếng Việt theo chủ điểm, liên chủ điểm; huy động các nguồn lực mua, quyên góp sách truyện, báo chí xây dựng, bổ sung tủ sách học đường cho các lớp; thực hiện các giải pháp nhằm khuyến khích văn hóa đọc trong trường học. Các trường cũng cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho phụ huynh về tầm quan trọng của học tiếng Việt, phối hợp xây dựng môi trường tiếng Việt tại gia đình, tạo điều kiện cho con em được tham gia các hoạt động tập thể ở cộng đồng nhằm phát triển ngôn ngữ.
2
Sử dụng cây từ vựng trong thảo luận trong thảo luận nhóm ở trường Tiểu học Chà Cang, huyện Nậm Pồ
 
Thứ ba, phòng Giáo dục và Đào tạo cũng như các nhà trường cần chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn, tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn thực chất, hiệu quả, gắn với hoạt động học tập thực tế của học sinh; tập trung đi sâu phân tích, tìm giải pháp đối với học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn học; lấy nhiệm vụ đọc, viết làm nền tảng cho các hoạt động giáo dục khác; tăng cường bồi dưỡng đối với học sinh khá giỏi. Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường xây dựng, tổ chức các chuyên đề gắn với đổi mới công tác dạy học, kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh.

Thứ tư, các trường chú trọng đổi mới công tác dạy học, trọng tâm là dạy học đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng môn Tiếng Việt được quy định theo khung Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học. Hiệu trưởng các trường tiểu học chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch tuần, chương trình ôn tập kiểm tra bổ sung kiến thức, kế hoạch tăng cường Tiếng Việt phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện nhà trường. Các trường kiểm tra phân loại đối tượng học sinh để có phương pháp dạy học phù hợp. Chú trọng dạy âm vần luật chính tả, phát âm chuẩn cho học sinh ngay từ đầu năm lớp 1. Tăng thời gian dạy phần đọc trong môn Tiếng Việt (trong đó có đọc cá nhân, đọc nối tiếp, đọc tìm hiểu bài, đọc từ khó); sử dụng tranh ảnh, ứng dụng công nghệ thông tin khi giảng từ khó, mở rộng vốn từ cho học sinh kết hợp viết chính tả. Tập trung sửa lỗi cụ thể cho học sinh. Tăng cường thời lượng thực hành luyện tập viết đoạn văn, bài văn, dành nhiều thời gian chấm, chữa bài trực tiếp giữa giáo viên và học sinh; hướng dẫn học sinh cách tự chấm bài, sửa lỗi cho học sinh khác. Vận dụng phương pháp dạy học linh hoạt, hiện đại, gắn với các hoạt động trải nghiệm; sử dụng tranh ảnh; liên tưởng tưởng tượng; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học,...
3
Thư viện thân thiện ở trường PTDTBT Tiểu học Chà Tở, Nậm Pồ
 
Thứ năm đổi mới ra đề, chấm kiểm tra theo hướng mở, phù hợp đối tượng trong các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ nhằm phát triển năng lực và bồi dưỡng phẩm chất cho học sinh; tôn trọng sự trải nghiệm và sáng tạo của học sinh; tránh ra đề rập khuôn, máy móc, không phù hợp với đối tượng và đặc trưng của vùng miền. Thiết kế hướng dẫn chấm mở, tôn trọng cá tính riêng của học sinh. Tránh trường hợp hướng dẫn chấm một hướng theo định kiến của người ra đề; chấp nhận cách kể, cách tả khác với suy nghĩ, quan niệm của người chấm sau khi cân nhắc đặc điểm tâm lý học sinh, hợp với yêu cầu của đề bài ở mức độ rộng mở nhất.

Bên cạnh đó, các phòng Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường kiểm tra chuyên môn; thành lập tổ cốt cán tư vấn, hỗ trợ chuyên môn cơ sở; đánh giá hiệu quả thực hiện sau kiểm tra. Tổ chức khảo sát đánh giá chất lượng môn tiếng Việt của học sinh các đơn vị trên địa bàn để chỉ rõ những hạn chế, đề ra giải pháp khắc phục khó khăn của các đơn vị cơ sở. Lựa chọn giáo viên có năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao để dạy lớp 1. Tăng cường lồng ghép các nội dung theo Kế hoạch thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt trong các tiết học chính khóa, các tiết tăng thêm, hoạt động ngoại khóa nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt.

Hy vọng với những giải pháp cụ thể, sát thực tiễn nêu trên, công tác dạy học, chất lượng học tập môn Tiếng Việt của học sinh tại các nhà trường sẽ ngày càng được nâng cao. Đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông cấp Tiểu học.

Tác giả: Đào Thái Lai

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập142
  • Máy chủ tìm kiếm29
  • Khách viếng thăm113
  • Hôm nay28,074
  • Tháng hiện tại662,212
  • Tổng lượt truy cập136,114,581
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi