banner

Nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở Nậm Pồ

Thứ hai - 23/09/2019 20:06
Dienbien.edu.vn - Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là hoạt động có ý nghĩa quan trọng với sự hình thành và phát triển nhân cách người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói riêng và nâng cao chất lượng cuộc sống nói chung. Xác định được tầm quan trọng của nhiệm vụ này, những năm qua trên cơ sở các văn bản, hướng dẫn của Sở, Phòng Giáo dục và Ðào tạo huyện Nậm Pồ đã quan tâm lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục kĩ năng sống, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào các môn học, các buổi sinh hoạt ngoại khóa... Nhờ đó, chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ngày càng được nâng lên.
1
Buổi sinh hoạt tập trung đầu năm học, hướng dẫn kĩ năng gấp chăn màn cho học sinh Trường PTDTBT Tiểu học Chà Nưa.
Trường PTDTBT Tiểu học Chà Nưa một trong những đơn vị làm tốt công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Cô giáo Phạm Thị Hồng Nhung, Hiệu trưởng Trường cho biết: Hiện nay toàn trường 333 học sinh; trong đó, 194 học sinh bán trú; hàng năm ngoài việc giáo dục ý thức, văn hóa cho học sinh thông qua các buổi chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, trường thường xuyên lồng ghép rèn cho học sinh những kĩ năng: Tự phục vụ, giao tiếp, tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng phòng chống thương tích... Do đặc thù vùng miền nên đa phần ở bán trú là con em đồng bào dân tộc thiểu số; các em hạn chế về kỹ năng giao tiếp; khả năng phán đoán chưa cao, tính thích ứng với môi trường không tốt, thụ động trước vấn đề của cuộc sống đặt ra... Nắm rõ thực tế này nên với học sinh đầu khóa nhà trường rất quan tâm hướng dẫn các kĩ năng cơ bản cho học sinh. Bắt đầu từ vệ sinh cá nhân; lễ phép, kính trọng người lớn; sống có trách nhiệm, trung thực, thật thà, khiêm tốn... Ngoài ra hàng năm nhà trường đều tổ chức cuộc thi kĩ năng phòng chống thương tích (chống đuối nước, kĩ năng thoát hiểm khi có cháy, tai nạn…) thông qua hình thức sân khấu hóa, thể hiện qua các tiểu phẩm kịch để các em được tiếp cận một cách dễ dàng, sinh động. Nhờ đó, trong những năm gần đây nhà trường không có trường hợp học sinh bị đuối nước hay tự tử bằng lá ngón.
Ông Nguyễn Xuân Thuận, Trưởng phòng Giáo dục và Ðào tạo huyện Nậm Pồ cho biết: Ðến nay giáo dục kĩ năng sống đã trở thành vấn đề được 40/40 các trường trên địa bàn huyện quan tâm và đưa vào triển khai. Ðặc biệt, ngành Giáo dục địa phương tăng cường các hoạt động giáo dục đặc thù trong trường PTDTBT như: Tổ chức tốt các hoạt động đầu năm học cho học sinh, nhất là học sinh đầu cấp; giáo dục hướng dẫn học sinh thực hiện tốt nội quy khu nội trú, nội quy phòng ở, quy tắc ứng xử văn hóa, xây dựng lối sống văn minh thanh lịch; tăng cường các hoạt động giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản, vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; các kỹ năng phòng cháy, chữa cháy, thoát hiểm khi có cháy, kiến thức pháp luật... Tính riêng năm học 2018 - 2019, toàn huyện đã tổ chức tập huấn về giáo dục kĩ năng sống cho 80 cán bộ, giáo viên cốt cán các đơn vị trường về các nội dung: Kĩ năng thích ứng với môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu; kĩ năng sinh hoạt tập thể trong trường PTDTBT; kĩ năng nhận thức giới tính, nhận thức và kiểm soát cảm xúc học đường… Cán bộ cốt cán sau khi được tập huấn đã triển khai đến 100% các đơn vị trường học trên địa bàn; thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho 100% học sinh thông qua việc dạy tích hợp trong các môn học và ngoài giờ lên lớp; trong các buổi sinh hoạt đội, sao nhi đồng, chi đội, liên đội, đoàn, các buổi chào cờ đầu tuần; thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, tham quan, dã ngoại.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì theo ông Nguyễn Xuân Thuận việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, giáo viên còn gặp một số khó khăn, lúng túng do chưa có tài liệu hướng dẫn cho giáo viên và học sinh; tiêu chí đánh giá chưa cụ thể; công tác đào tạo, bồi dưỡng tập huấn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy kĩ năng sống cho học sinh gặp khó khăn; hình thức tổ chức dạy kĩ năng sống chưa phong phú linh hoạt, phương pháp hạn chế; cơ sở vật chất, thiết bị trong trường học đa phần mới chỉ đáp ứng nhu cầu giảng dạy kiến thức cho học sinh, chưa đáp ứng được hoạt động giáo dục kĩ năng sống, kinh phí hạn chế (hầu như không có)...

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,794
  • Thành viên online2
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm1,783
  • Hôm nay16,000
  • Tháng hiện tại661,085
  • Tổng lượt truy cập135,139,378
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi