banner

Những tín hiệu vui

Thứ sáu - 21/02/2020 03:15
Dienbien.edu.vn - Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, năm học 2019 - 2020, toàn tỉnh vẫn duy trì hiệu quả 153 trường thực hiện mô hình VNEN và chỉ đạo 26 trường tiểu học chưa đủ điều kiện áp dụng mô hình VNEN tiếp tục áp dụng thành tố tích cực của mô hình vào giảng dạy. Sau một học kỳ áp dụng, kết quả tại 26 trường tiểu học cho thấy việc tiếp tục áp dụng thành tố tích cực của mô hình VNEN đã đem lại hiệu quả, góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở cấp tiểu học.
http://www.baodienbienphu.info.vn/Uploads/images/uthong85/2020/02/17/5_2.jpg

Việc áp dụng thành tố tích cực của mô hình VNEN vào giảng dạy đã giúp học sinh Trường PTDTBT Tiểu học Nà Hỳ số 2 (huyện Nậm Pồ) chủ động học tập, làm việc theo nhóm trong các môn học. Ảnh: Phạm Quang
Những năm học trước đây, vì cơ sở vật chất chưa được xây dựng đồng bộ, một số phòng học chưa đảm bảo về diện tích và ánh sáng; trình độ, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều nên Trường PTDTBT Tiểu học Nà Hỳ số 2 (huyện Nậm Pồ) chưa đủ điều kiện để thực hiện việc giảng dạy theo mô hình VNEN. Ðến học kỳ 1 năm học 2019 - 2020, được sự chỉ đạo sát sao và quan tâm của ngành Giáo dục và Ðào tạo, Trường PTDTBT Tiểu học Nà Hỳ số 2 đã áp dụng thành tố tích cực của mô hình VNEN cho 25/25 lớp. Sau học kỳ 1, Ban Giám hiệu nhà trường đã nhận thấy hiệu quả rất tích cực từ việc áp dụng thành tố tích cực của mô hình VNEN.
Cô giáo Lò Thị Thùy, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Nà Hỳ số 2 cho biết: Năm học 2019 - 2020, Trường PTDTBT Tiểu học Nà Hỳ số 2 có tổng số 25 lớp, 540 học sinh, trong đó có 239 học sinh bán trú. Tháng 10/2019, nhận được sự chỉ đạo của ngành về việc áp dụng thành tố tích cực của mô hình VNEN, nhà trường đã cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn về giảng dạy các phương pháp theo mô hình. Và trong học kỳ 1 của năm học 2019 - 2020, nhà trường đã thực hiện việc áp dụng thành tố tích cực của mô hình VNEN đối với tất cả các lớp. Sau khi triển khai thực hiện được 1 học kỳ, chúng tôi nhận thấy việc tiếp xúc với phương pháp học mới, học sinh đã mạnh dạn hơn, tiếp thu nội dung kiến thức tốt hơn và kết quả học tập cũng đạt cao hơn so với năm học trước. Học sinh nội trú đã tự tin giao tiếp với nhau, không rụt rè và phân biệt dân tộc như trước đây, đồng thời còn đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập. Còn đối với giáo viên đã tự tin đưa nhiều đổi mới, sáng tạo về phương pháp vào giảng dạy.
Từ năm học 2016 - 2017, Trường PTDTBT Tiểu học Vàng Ðán (huyện Nậm Pồ) đã chỉ đạo thực hiện áp dụng những thành tố tích cực của mô hình VNEN vào dạy học môn Toán và Tiếng Việt trong chương trình hiện hành. Nhưng cũng giống Trường PTDTBT Tiểu học Nà Hỳ số 2, năm học 2019 - 2020, nhà trường cơ bản được đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, hệ thống nhà lớp học đảm bảo các điều kiện dạy học theo mô hình VNEN nên đã tổ chức cho 100% học sinh các lớp từ lớp 2 đến lớp 5 thực hiện việc áp dụng các thành tố tích cực của mô hình VNEN trong dạy học chương trình hiện hành ở tất cả các môn học. Sau khi áp dụng các thành tố tích cực của mô hình VNEN, đa số học sinh trong trường đã mạnh dạn, tự tin hơn trong quá trình học tập và giao tiếp; tỷ lệ chuyên cần của nhà trường luôn đạt từ 97% trở lên, tỷ lệ học sinh chuyển lớp đạt trên 98%.
Trao đổi về vấn đề này, ông Ðào Thái Lai, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở Giáo dục và Ðào tạo) cho biết: Trong học kỳ I của năm học 2019 - 2020, Sở Giáo dục và Ðào đã ban hành văn bản số 1881/SGDÐT-GDTH ngày 6/9/2019 hướng dẫn 26 trường tiểu học áp dụng những thành tố tích cực của mô hình VNEN vào giảng dạy các môn học. Thực hiện sự chỉ đạo của Sở, phòng Giáo dục và Ðào tạo các huyện đã tích cực triển khai chỉ đạo các trường tiểu học chưa đủ điều kiện áp dụng VNEN rà soát các điều kiện để vận dụng các thành tố tích cực của mô hình VNEN trong dạy học. Các trường cũng chủ động tuyên truyền việc áp dụng các thành tố tích cực của mô hình tới đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh; đồng thời xây dựng kế hoạch áp dụng các thành tố tích cực phù hợp với điều kiện nhà trường… Nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, sau một học kỳ áp dụng thành tố tích cực của mô hình VNEN vào giảng dạy các môn học đã cho kết quả rất đáng mừng. Cụ thể đối với cấp tiểu học, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt 99,1% cao hơn so với học sinh học mô hình hiện hành (98,8%). Về năng lực tự phục vụ, tự quản của học sinh đạt tỷ lệ cao với 46,3% đạt loại tốt; năng lực hợp tác có 42,3% đạt loại tốt; năng lực tự học và giải quyết vấn đề loại tốt đạt 42,6% (cao hơn 2,1% so với tỉ lệ bình quân của tỉnh)… Qua đó, có thể khẳng định việc áp dụng thành tố tích cực của mô hình VNEN trong học kỳ vừa qua ở các trường tiểu học đã góp phần tích cực vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở cấp tiểu học; giúp học sinh tự tin hơn trong giao tiếp, chủ động trong các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, các kỹ năng sống từng bước được cải thiện.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập169
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm153
  • Hôm nay30,784
  • Tháng hiện tại730,637
  • Tổng lượt truy cập136,183,006
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi