banner

Thanh tra - Thanh tra thi THPT Quốc gia năm 2018

Thứ năm - 26/04/2018 23:24

      Căn cứ Thông tư số 23/2016/TT-BGDĐT ngày 13/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi (gọi tắt là Thông tư số 23/2016/TT-BGDĐT); Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017 được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 04/2018/TT-BGDĐT ngày 28/2/2018 của Bộ trưởng Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo; Văn bản số 991/BGDĐT-QLCL ngày 15/3/2018 của Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2018,  Ngày 17/4/2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra thi THPT quốc gia năm 2018 

      I. Mục đích

      1. Kịp thời nắm bắt thông tin về kỳ thi, giúp cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân tham gia kỳ thi thực hiện đúng Quy chế thi và các văn bản liên quan đến kỳ thi, góp phần đảm bảo cho kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.
      2. Phòng ngừa, phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý sai phạm (nếu có).
      3. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện Quy chế thi, hướng dẫn tổ chức kỳ thi và cơ chế, chính sách liên quan đến kỳ thi.

     II. Yêu cầu

      1. Tuân theo quy định của pháp luật; không làm thay nhiệm vụ của Hội đồng thi (HĐT), không làm cản trở hoạt động bình thường của đơn vị, tổ chức và cá nhân tham gia kỳ thi; kịp thời xử lý cá nhân vi phạm Quy chế thi theo quy định.
      2. Cán bộ, công chức, viên chức tham gia thanh tra, kiểm tra thi phải đảm bảo các điều kiện sau:
      - Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;

      - Là công chức thanh tra, cộng tác viên thanh tra hoặc cán bộ, giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học (có kinh nghiệm thanh tra thi) đối với đoàn thanh tra của sở, của Bộ; là cán bộ của Cục Nhà trường đối với đoàn kiểm tra của Cục Nhà trường;
      - Nắm vững Quy chế thi, nghiệp vụ thi và nghiệp vụ thanh tra thi.
      3. Những người có người thân (cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột; cha, mẹ, anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng) dự thi tại HĐT trong năm tổ chức kỳ thi không được tham gia công tác thanh tra, kiểm tra thi tại HĐT đó.


      III. Nội dung thanh tra, kiểm tra

      1. Công tác chuẩn bị thi
      Thực hiện quy định tại Điều 6 Thông tư số 23/2016/TT-BGDĐT; quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 18, Điều 51, Điều 52 và Điều 54  Quy chế thi và Mục I, Mục II Phụ lục II  và Phụ lục III, Hướng dẫn số 991, trong đó tập trung vào một số nội dung sau:
      1.1. Công tác chuẩn bị trước kỳ thi (trước khi thành lập HĐT)
      - Công tác tuyên truyền về kỳ thi; việc phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương để chuẩn bị các điều kiện cho kỳ thi;
      - Công tác phổ biến, quán triệt Quy chế thi;
      - Việc thực hiện kế hoạch dạy học, ôn tập, đánh giá xếp loại học sinh, tổ chức đăng ký dự thi, chuẩn bị cơ sở vật chất, hồ sơ thí sinh dự thi;
      - Việc ban hành các văn bản tổ chức kỳ thi, chuẩn bị các thành phần tham gia tổ chức thi, thành lập HĐT và các Ban của HĐT.
      1.2. Công tác chuẩn bị cho kỳ thi (sau khi thành lập HĐT đến hết ngày 24/6/2018)
      - Công tác tập huấn Quy chế thi;
      - Công tác chuẩn bị và in sao đề thi (cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện, biện pháp đảm bảo an toàn); Việc vận chuyển, bàn giao đề thi;
      - Chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện cho cho kỳ thi, hồ sơ thi; phương án đảm bảo an toàn tại các Điểm thi (bố trí khu vực thi, phòng thi, chỗ ngồi thí sinh, danh sách thí sinh các phòng thi, phòng chống cháy nổ, mưa bão, an ninh, giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, y tế, điện, nước và các tình huống bất thường khác).
      2. Công tác coi thi
      Thực hiện quy định tại Điều 7 Thông tư số 23/2016/TT-BGDĐT; quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 8, từ Điều 19 đến Điều 22 Quy chế thi và Phụ lục IV Hướng dẫn số 991, trong đó tập trung vào một số nội dung sau:
      - Việc triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn khu vực thi;
      - Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của HĐT, các ban của HĐT liên quan đến công tác coi thi;
      - Việc bảo quản và sử dụng đề thi tại Điểm thi; việc bảo quản và bàn giao, vận chuyển bài thi;
      - Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của các thành viên Ban coi thi, Điểm thi (việc điều hành, phân công và phối hợp xử lý tình huống bất thường xảy ra trong các buổi thi của Trưởng Điểm thi; việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ coi thi, cán bộ giám sát, trật tự viên, công an, nhân viên y tế và các thành viên khác).
      3. Công tác chấm thi
      Thực hiện quy định tại Điều 8 Thông tư số 23/2016/TT-BGDĐT; quy định tại Khoản 3 Điều 8, từ Điều 23 đến Điều 28 Quy chế thi và Mục 1, Mục 2 Phụ lục V, Phụ lục VI Hướng dẫn số 991, trong đó tập trung vào một số nội dung sau:
      - Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của HĐT, các ban của HĐT liên quan đến công tác chấm thi, gồm có: thành phần Ban chấm thi; việc vận chuyển, bàn giao, bảo quản bài thi; việc bố trí khu vực chấm thi, phòng chấm thi (2 vòng độc lập), phòng chấm kiểm tra đối với bài thi tự luận; việc chuẩn bị phòng chấm thi, thiết bị chấm bài thi trắc nghiệm;
      - Việc đánh phách bài thi tự luận (bố trí khu vực làm phách, việc bảo mật phách);
      - Công tác chấm thi và quản lý điểm bài thi: việc thực hiện quy định về chấm thi và chấm kiểm tra bài thi tự luận, ghép phách bài thi tự luận; việc thực hiện quy định về chấm bài thi trắc nghiệm; việc thực hiện quy định về nhập điểm và quản lý điểm bài thi.
      4. Công tác phúc khảo
      Thực hiện quy định tại Khoản 4 Điều 8 Thông tư số 23/2016/TT-BGDĐT; quy định tại Điều 29, Điều 30 Quy chế thi và Mục 4 Phụ lục V Hướng dẫn số 991, trong đó tập trung vào một số nội dung sau:
      - Việc nhận đơn phúc khảo, quy trình phúc khảo bài thi;
      - Việc chuẩn bị các thành phần tham gia Ban phúc khảo;
      - Việc phúc khảo bài thi tự luận, phúc khảo bài thi trắc nghiệm.
      5. Công tác xét công nhận tốt nghiệp
      Thực hiện quy định tại Điều 13 Thông tư số 23/2016/TT-BGDĐT; quy định từ Điều 32 đến Điều 41 Quy chế thi và Phụ lục VII Hướng dẫn số 991, trong đó tập trung vào một số nội dung sau:
      - Những trường hợp miễn thi các bài thi trong xét công nhận tốt nghiệp;
      - Những trường hợp miễn thi tất cả các bài thi của kỳ thi THPT quốc gia;
      - Những trường hợp được bảo lưu điểm thi, được cộng điểm ưu tiên, khuyến khích, đặc cách tốt nghiệp.

                                                                                                                Tác giả  Triệu Đình Ven   

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập340
  • Máy chủ tìm kiếm30
  • Khách viếng thăm310
  • Hôm nay45,765
  • Tháng hiện tại689,562
  • Tổng lượt truy cập137,041,375
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi