banner

VP-XUÂN VỀ MIỀN BAN

Thứ năm - 01/03/2018 04:40
Cứ mỗi độ xuân về, khắp núi rừng Tây Bắc lại phủ một sắc màu trắng muốt, tinh khôi của một loài hoa rừng Hoa Ban. Hoa Ban không chỉ là một loài hoa đẹp, đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, đây còn là biểu tượng bất diệt cho tình yêu trong sáng, thủy chung của những chàng trai, cô gái nơi rẻo cao.
Hát ngàn lời ca về núi rừng Tây Bắc mến yêu.
Suối ngàn hòa reo xa tiếng khèn ngân vang ngất ngây.
Điện Biên hôm nay xanh thắm xanh đất trời ngày mới.
Ngọt ngào men say trong tiếng ca đón chào bình minh.

Đất trời vào xuân, muôn cánh đào nở hoa ngát hương.
Ánh điện tỏa sáng trên núi rừng biên cương sớm chiều.
Gửi lời yêu thương trong trái tim tâm hồn của tôi
Để lòng ta say mê hát lên mãi bản tình ca...

Điện Biên hôm nay đang đắm say những công trình mới
Ôi ngất ngây đất trời vào xuân.
Yêu mãi yêu sao núi rừng Tây Bắc ta ơi....

Điện Biên năm xưa, bao chiến công lẫy lừng còn ghi
Nay đứng lên xây đời đẹp tươi.
Trong nắng ban mai, xin khắc sâu tình yêu trong tim,

cho núi rừng Tây Bắc hôm nay…
                                                 Lời bài hát: Tình ca Điện Biên
 
Cứ mỗi độ xuân về, khắp núi rừng Tây Bắc lại phủ một sắc màu trắng muốt, tinh khôi của một loài hoa rừng Hoa Ban. Hoa Ban không chỉ là một loài hoa đẹp, đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, đây còn là biểu tượng bất diệt cho tình yêu trong sáng, thủy chung của những chàng trai, cô gái nơi rẻo cao.
1

Núi rừng Tây Bắc sở hữu người con gái tên Ban xinh đẹp nết na với giọng hát làm mê đắm lòng người. Trái tim nàng sớm đã dành trọn cho chàng Khum dù rằng có rất nhiều trai làng theo đuổi. Vì chê Khum nghèo, cha Ban đã ép gả cô cho con trai của một trọc phú quanh vùng, vừa gù vừa lười biếng và xấu tính. Nàng trốn chạy khỏi nhà, tìm đếm với người yêu để kêu cứu nhưng lúc này Khum lại đi xa. Không quản xa xôi cách trở, Ban buộc chiếc khăn Piêu của mình vào chân cầu thang để làm dấu rồi vượt đèo vượt suối đi tìm Khum. Nàng đi mãi đi mãi cho đến khi kiệt sức và gục chết tại một con suối. Cứ mỗi độ xuân sang, nơi này mọc lên một loài cây ra hoa trắng muốt. Dân Mường liền gọi là hoa Ban và coi đó là loài hoa tượng trưng cho hoa tình yêu chung thuỷ. Về phần chàng Khum, về đến nhà, nhìn thấy chiếc khăn Piêu, hiểu ra sự tình chàng vội vã đi tìm Ban để rồi cũng chết vì kiệt sức. Khum hóa thành con chim, sống cuộc đời lẻ loi, bay khắp núi rừng với hy vọng tìm ra người yêu. Cứ đến mùa xuân, khi hoa ban nở, chim lại cất tiếng gọi bạn tình da diết.
Anh đã về quê hương em Tây Bắc
Ngắm hoa ban xuân đến nở trắng trời
Cánh hoa thắm hình tim người thiếu nữ
Hình tim nào cũng e ấp thành đôi.
Cây khẳng khiu dáng hình thanh mảnh
Anh nhớ em ngơ ngẩn bên đồi
Có phải nhớ thương hoá thành cánh trắng
Có phải mùa xuân, hoa thắm môi người
Có phải chút tình yêu mòn mỏi
Nén lòng này buốt thành giọt sương rơi
Có phải tình yêu qua đau khổ
Mới nên duyên thương nhớ trọn đời.
Anh đi qua những cánh rừng Tây Bắc
Mỗi con đường lác đác cánh hoa rơi
Tình em đã hoá thành Hoa Ban trắng
Hạnh phúc nào hơn… người mãi mãi yêu người.
Hoa Ban ơi Hoa Ban
2

Ai lên Tây Bắc mùa xuân sẽ bắt gặp khắp núi rừng sơn cước sắc trắng của rừng Ban, Hoa Ban mang sắc màu tinh khôi, thuần khiết. Đi dọc những cung đường ngoằn nghèo ta sẽ chìm vào sắc trắng hoa Ban, núi rừng ban trùng điệp. Điểm trên nền xanh của lá là ngàn hoa trắng muốt, với vẻ đẹp không mĩ miều, chẳng kiêu sa nhưng lại để lại trong lòng bao điều say đắm ....
3

Hoa Ban là một trong những sản vật của núi rừng Tây Bắc. Hàng nghìn đời nay, hoa Ban đã rất tự nhiên đi vào đời sống văn hóa – tâm linh của nhân dân Tây Bắc, nhất là bà con thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái. Với đồng bào Thái, có lẽ không ai là không trải qua tuổi thanh xuân, với những trò chơi thú vị hái hoa Ban và hát giao duyên. Hoa Ban là một trong những sản vật đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Loài hoa này từ lâu cũng đi vào thơ ca, nhạc họa, gắn bó mật thiết với đời sống văn hóa tinh thần đồng bào dân tộc. Với người dân Tây Bắc đặc biệt là đồng bào người Thái, hoa ban còn góp phần thể hiện nét văn hóa ẩm thực độc đáo. Vào mùa hoa ban, các bà các chị khi đi nương về thường mang theo một ít hoa ban - thứ rau sạch mộc mạc dùng để chế biến món ăn. Nhiều món ăn dân dã được chế biến từ thứ nguyên liệu này, có thể kể tới xôi hoa ban, canh măng hay làm nộm.
4

Nộm hoa ban là món ăn không cầu kỳ với nguyên liệu chính lấy từ sản vật địa phương. Ngoài hoa ban và măng, đồng bào dân tộc còn cho thêm thịt cá suối nướng tạo hương vị đặc trưng núi rừng. Nộm hoa ban là món ăn có sự hòa quyện của nhiều vị chua, cay, mặn, đắng, ngọt, bùi, kích thích vị giác. Ngày xuân, khi đã chán ngán những món ăn béo ngậy, nộm hoa ban trở thành món ngon giải ngấy tuyệt chiêu, mang đậm hương vị núi rừng.
Một phần không thể thiếu để làm nên một Điện Biên luôn mặn nồng trong lòng người dân cả nước ấy là bản sắc văn hóa độc đáo, phong tục tập quán đặc thù, hòa quyện với sắc đẹp hoa Ban và những điệu xòe mê mải. Hàng năm, cứ vào dịp tháng 2 âm lịch, thời tiết bắt đầu nắng ấm sau những cơn mưa xuân, hoa ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng Tây Bắc thì người Thái Tây Bắc lại đi trẩy hội hoa Ban. Cứ đến ngày trẩy hội hoa Ban, các chàng trai, cô gái Thái lại có dịp gặp nhau, hò hẹn, tâm tình. Chàng trai Thái ngắt những bông hoa Ban đầu xuân đẹp nhất cài lên mái tóc của người mình yêu. Cô gái Thái e ấp, thẹn thùng nấp mình dưới những lộc Ban xanh mướt. Hội hoa Ban mở ra không chỉ là ngày hội của tình yêu và hạnh phúc, mà cũng là dịp để người Thái cầu mùa, cầu phúc; là dịp để bày tỏ đạo hiếu đối với ông bà, cha mẹ; là dịp để trai gái qua lại với nhau, tìm hiểu nhau qua tiếng hát, tiếng đàn. Sự kết hợp giữa quần thể di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ - di tích lịch sử vô giá và bản sắc văn hóa dân gian của các dân tộc Điện Biên đã khiến cho vùng đất này trở thành điểm hẹn lịch sử, một điểm đến đây hấp dẫn. Trong ký ức của người đi xa, cùng với nỗi nhớ mường nhớ bản, nhớ người thân yêu, còn có nỗi nhớ da diết hoa Ban vào mỗi độ xuân về. Và đây luôn là địa điểm du lịch hấp dẫn trong các tour du lịch trong nước vào tháng 3, tháng 4.
5

Mùa xuân đã đến gần, nơi nơi trên những sườn đồi của núi rừng Tây Bắc những nhành Ban đang hé nụ, chờ ngày bung nở khoác một tấm áo mới cho núi rừng Tây Bắc. Đón xuân trong tấm áo mới sẽ đem đến cho khách du lịch bốn phương một cảm xúc mới, một niềm vui mới. Hãy lên với Điện Biên, hãy lên với mùa xuân Tây Bắc trắng rừng có hoa Ban, hãy cảm nhận vẻ đẹp tiềm ẩn của thiên nhiên và con người Tây Bắc mến yêu. Lên Tây Bắc mảnh đất của niềm thương, niềm nhớ để có một mùa xuân trọn vẹn. Điện Biên nơi hội tụ nhiều dân tộc anh em, làm nên một nền văn hóa rất phong phú và đa dạng, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Du lịch Điện Biên Phủ, là hành trình trở về với cội nguồn. Hẹn với các bạn gần xa sẽ tiếp tục lên thăm và tìm hiểu nhiều hơn nữa về lịch sử và nét đẹp của văn hóa miền Tây Bắc mến yêu.
6
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập100
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm98
  • Hôm nay13,769
  • Tháng hiện tại676,453
  • Tổng lượt truy cập136,128,822
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi