banner

VP- Xứng là “hạt nhân” của xã hội học tập

Thứ hai - 26/02/2018 03:57
Dienbien.edu.vn - Những bước đi vững chắc trong việc đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong tỉnh, với nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên; Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh trở thành “hạt nhân” của xã hội học tập, góp phần quan trọng nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho tỉnh.
1
Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh có trụ sở khang trang, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu mở rộng, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, liên kết đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong tỉnh.

Từ 5 nhiệm vụ chính là giảng dạy chương trình văn hóa THPT, đào tạo Tin học ứng dụng và tiếng Anh thực hành, bồi dưỡng ngắn hạn, liên kết đào tạo Ðại học, Cao đẳng và dạy nghề; đến năm 2003 thực hiện Hiệp định hợp tác giữa tỉnh Ðiện Biên với các tỉnh phía Bắc nước CHDC Nhân dân Lào, Trung tâm được UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Ðào tạo tiếp tục giao nhiệm vụ quản lý và đào tạo tiếng Việt cho lưu học sinh Lào. Ðể đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, thời gian qua Trung tâm luôn tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Nhờ đó, đến nay đội ngũ cán bộ, giáo viên đảm bảo về số lượng và chất lượng. Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên không ngừng được nâng lên. Hiện nay, Trung tâm có 11 cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ thạc sĩ (chiếm 30%), trình độ đại học 27 người (chiếm hơn 56,2%) trong số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong biên chế. Hệ thống cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp, các trang thiết bị dạy học và làm việc được đầu tư hiện đại với 2 phòng học trực tuyến E-learning, các phòng học và hội trường đều được lắp máy chiếu, có hệ thống camera quan sát đảm bảo công tác an ninh, bảo vệ phục vụ cho công tác quản lý. Trong 5 năm trở lại đây (từ năm 2013 - 2017), mỗi năm bình quân Trung tâm đào tạo từ 5 - 6 lớp, khoảng 180 - 200 học viên/năm đối với loại hình văn hóa THPT; loại hình liên kết đào tạo quy mô từ 30 - 35 lớp với khoảng 2.000 - 3.000 học viên/năm; đào tạo tiếng Việt cho lưu học sinh các tỉnh Bắc Lào theo diện ngân sách của tỉnh từ 75 - 90 học sinh/năm. Riêng trong năm học 2017 - 2018, loại hình đào tạo văn hóa THPT 6 lớp với 217 học viên (trong đó có 2 lớp đặt tại xã Mường Phăng); hệ liên kết đào tạo 30 lớp với 1.575 học viên; dạy 5 lớp tiếng Việt cho lưu học sinh Lào với 167 lưu học sinh (trong đó, 75 lưu học sinh thuộc diện đào tạo bằng ngân sách của tỉnh; 92 lưu học sinh thuộc diện đào tạo tự túc kinh phí). Liên kết bồi dưỡng cấp chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ cho hơn 500 học viên; bồi dưỡng nâng ngạch giáo viên theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho gần 1.500 học viên; dạy tiếng dân tộc cho khoảng trên 90 học viên.
 
2
Thầy giáo Phạm Văn Cường, Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh và Tiến sĩ Ðinh Thanh Tâm, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Ðại học Tây Bắc trao bằng tốt nghiệp cho tân cử nhân ngành Kế toán, hình thức đào tạo vừa học vừa làm.

Trao đổi với chúng tôi, thầy giáo Phạm Văn Cường, Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh cho biết: Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục đào tạo, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho tỉnh, xây dựng Trung tâm trở thành cơ sở giáo dục thường xuyên, trở thành “hạt nhân” xây dựng xã hội học tập, Trung tâm không ngừng đổi mới công tác quản lý và tổ chức hoạt động, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên, xây dựng đội ngũ năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững. Tiếp tục đổi mới, xây dựng cơ chế “mở” trong công tác tuyển sinh, làm tốt công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người dân, các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức nắm được các loại hình, các chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng.
 
3
Tiết mục văn nghệ của lưu học sinh Lào trong lễ tổng kết Khóa đào tạo tiếng Việt cho lưu học sinh nước CHDCND Lào, năm học 2016 - 2017.
 
Cùng với đó là tích cực, chủ động tham mưu, đề xuất với Sở Giáo dục và Ðào tạo, UBND tỉnh về việc mở rộng, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, liên kết đào tạo, bao gồm: Hệ dạy văn hóa THPT, hệ vừa làm vừa học, liên thông từ trung cấp lên cao đẳng, đại học, văn bằng 2, đào tạo trực tuyến E-learning, đào tạo cấp chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, dạy nghề ngắn hạn, dạy tiếng Việt cho học sinh, nhân dân Lào theo nhu cầu, bồi dưỡng nâng ngạch giáo viên theo chuẩn chức danh nghề nghiệp. Nâng cao chất lượng dạy và học, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập rèn luyện của học viên, lưu học sinh. Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học. Chú trọng nội dung giáo dục đạo đức, pháp luật và các giá trị truyền thống văn hóa, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục nghề nghiệp và hướng nghiệp cho học viên, lưu học sinh... Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; trong năm học 2017 - 2018 Trung tâm phấn đấu được UBND tỉnh và Chính phủ tặng Cờ thi đua, được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng hai.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập248
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm241
  • Hôm nay39,586
  • Tháng hiện tại985,152
  • Tổng lượt truy cập137,336,965
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi